foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



 

                     Học tiếng Việt không phải là hoạt động một chiều. Sinh viên học tập không phải chỉ ngồi trong lớp nghe giảng, ghi nhớ kiến thức và đưa ra những câu trả lời học thuộc trong sách. Họ phải cùng nhau thảo luận về những vấn đề họ đang học, đọc viết về nó, liên hệ nó với kiến thức cũ và ứng dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên được hoạt động bằng cách tổ chức trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Khuyến khích quá trình học tập tích cực của sinh viên, giáo viên có rất nhiều cách, tùy vào mục đích bài dạy mà tìm ý tưởng tổ chức dạy học như: học tiếng Việt qua các trò chơi dân gian, nhanh tay nhanh mắt, đọc thơ, kể truyện cười, đóng kịch ngắn...

        Để tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong lớp học, kích thích sự sáng tạo của học viên, giáo viên nên áp dụng phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”.. Đây là một trong những cách dạy học tiếng Việt hiệu quả.

1. Học từ vựng qua trò chơi Bingo : Giống trò chơi Bingo trong học tiếng Anh.
         - GV dạy từ vựng sau đó yêu cầu sinh viên viết 5 từ tùy chọn vào vở, 1 sinh viên lên bảng đọc 5 từ của mình, nếu có bạn nào ở lớp cũng có 5 từ giống như thế, bạn đó sẽ hô to lên BINGO, BINGO. GV đối chiếu vở của 2 bạn và cho điểm các em.

- Mỗi người chơi sẽ nhận một tấm thẻ lớn (bảng Bingo) với các ô vuông chứa từ, cụm từ, số hoặc tranh ảnh. Mỗi trẻ nhận một bảng Bingo. Nội dung các ô giống nhau, chỉ khác thứ tự các ô.  Sinh viên đọc một yêu cầu, như tìm một từ, giải một phép tính hay tìm một bức tranh tương ứng với nội dung mô tả. Người chơi phải tìm ô kết quả tương ứng rồi đánh dấu. Có thể sử dụng dấu “tick” hoặc tô màu toàn bộ ô đó.Nếu tìm ra được 5 từ tạo thành một hàng dọc/ngang/chéo hoặc tìm được 4 điểm ở 4 góc, người chơi kêu lên “Bingo” và giành chiến thắng.

2. Học qua trò chơi “Bịt mắt bắt đồ”

Sau khi học từ vựng, GV có thể áp dụng trò chơi này, như sau:

GV cho 1 số đồ đã học vào một cái hộp, sau đó bịp mặt một số học viên. HV cho tay vào hộp, sờ và đoán đồ. Nếu đoán đúng được lấy đồ đó (coi như quà tặng). Hình thức trò chơi này rất phù hợp khi dạy các bài về kĩ năng giao tiếp hay các bài đọc hiểu sau khi học từ vựng giúp các em nhớ từ nhanh.

Trò chơi “Bịt mắt bắt đồ”cũng có thể áp dụng cho nhiều người bằng hình thức hỏi và trả lời các câu đơn giản để ôn lại các từ mới và cấu trúc câu đã học. Một nhóm học sinh sau khi bị bịt mắt cùng được giao một nhiệm vụ phải hoàn thành. Mục đích của hoạt động là chúng phải tìm cách kiểm tra tính xác thực của thông tin bằng cách đặt ra những câu hỏi cho người khác. Ví dụ, một nhóm gồm có 10 người đều bị bịt mắt lại và được yêu cầu sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Để làm được điều này, chỉ một hoạt động sắp xếp đơn giản đã trở nên sôi nổi hơn rất nhiều khi mà những học sinh này đâm sầm vào nhau chỉ để tìm câu trả lời cho cùng một câu hỏi 

3. Học qua trò chơi “Tập tầm vông, hộp không hộp có”: Trò chơi này vừa luyện từ vừa luyện mẫu câu.- GV cho 1 số đồ vật hoặc tranh, từ về đồ vật đó rồi để trên bàn, cho HV luyện lại mẫu“Đây là cái gì?”

- Sau khi HV đã nhớ tên các đồ vật, GV úp 3 chiếc hộp kín lên các đồ vật này rồi di chuyển. Sau đó hỏi mẫu câu “Đây có phải là…không?” và “Đây là ….phải không?”
      4. Học qua hình thức vẽ tranh:

 GV đọc hoặc cho 1 HV đọc 1 vài câu hay đoạn văn ngắn, 1-2 bạn lên bảng vẽ theo lời đọc đó. HV nhớ được sẽ nhớ từ và mẫu câu theo bài đọc của GV. Hay vẽ tranh theo hình thức tóm tắt truyện. Sau khi cho các em đọc và tìm hiểu nội dung câu chuyện “Con ngỗng vàng” ,  “Ngày xưa, có người nông dân nuôi một con Ngỗng. Hàng ngày, anh ta chăm con ngỗng  cẩn thận và hy vọng nó sẽ đẻ ra nhiều trứng. Một hôm anh ta đến ổ trứng và  nhìn thấy trong đó có một quả trứng, khắp vỏ chỗ nào cũng vàng óng. Cầm trứng lên anh ta thấy nặng như chì. Anh định vứt đi vì  nghĩ rằng ai đó chơi xỏ mình. Nhưng nghĩ sao anh ta lại đem về nhà và rất  vui mừng vì đó là một quả trứng  bằng vàng. Và từ đó, sáng nào anh ta cũng lấy được một quả trứng băng vàng. Nhờ bán trứng anh ta  trở nên giàu có, nhưng lại tham lam hơn. Khi có tiền, có của anh ta bèn suy nghĩ làm thế nào để có thể lấy tất cả số trứng ở trong bụng ngỗng ra. Anh ta liền mổ bụng con Ngỗng, phanh thây nó ra, nhưng không thấy gì cả.’’

Yêu cầu các em Vẽ 4 bức tranh tương ứng với nội dung của chuyện. Sau đó, bạn hãy nhìn vào tranh để tóm tắt nội dung của câu chuyện.

Giáo viên luôn chú trọng tạo môi trường học tập thân thiện cho sinh viên. Đối với sinh viên Lào việc giao tiếp, nói chuyện,  học hỏi với sinh viên Việt Nam để tăng sự hiểu biết tiếng Việt là vô cùng có hiệu quả. Vì vậy, việc cần thiết phải tạo ra môi trường có sự giao lưu thân thiện giữa sinh Lào với sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, sự liên hệ thường xuyên giữa sinh viên và giáo viên trong và ngoài lớp học là nhân tố quan trọng trong việc tạo động lực học tập cho sinh viên và thu hút sự quan tâm của họ. Sự quan tâm của giáo viên trong khoa đã giúp sinh viên vượt qua những giai đoạn khó khăn về học tập tiếng Việt trong khi nói, viết, giao tiếp... và từ đó  việc học tập của sinh viên có hiệu quả hơn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] MaiNgọcChừ, (2002) Tạp chí Ngônngữsố 5“DạytiếngViệtvớitưcáchmộtngoạingữ”.

 [2] Trần Thị Lan (2009), Hội thảo Đổi mới PPGD “Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo phương pháp giao tiếp”.

[3] Nguyễn Sĩ Nam (2007), Luận văn Tiến sĩ “ Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài”.

[4] Sách “Tự họcTiếng Lào cấp tốc” (2001)  NXB CHDCND Lào.

 

 



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.