Với bất kỳ em bé nào ở quê thì tiếng gà gáy sáng gọi bình minh là âm thanh quá quen thuộc. Âm thanh vừa rộn rã mà thúc giuck lạ lung. Từ lâu tiếng gà gáy đã trở thành chiếc đồng hồ của mọi người dân nơi vùng quê yên ả. Cậu bé Trần Đăng Khoa cũng rất quen thuộc với tiếng gà gáy sáng. Và chúng ta hãy cùng lắng nghe âm thanh kì diệu ấy qua lời thơ hóm hỉnh: “Ò… ó…o”.
Bài thơ là sự kết hợp khéo léo, nhịp nhàng của những câu thơ ngắn cùng với nhịp thơ nhanh, sảng khoái. Nhịp điệu 2/3; 2/2/3 ấy có gì giống với nhịp điệu của bài tập thể dục buổi sáng khỏe khoắn. Bên cạnh đó, tác giả còn kết hợp sử dụng điệp từ “Giục” vốn là một động từ mạnh có tính chất thôi thúc. Nhà thơ đứng trước những câu thơ ngắn gọn như càng làm tang thêm nhịp điệu khẩn trương, khỏe khoắn và vui tươi gấp gáp cho tứ thơ.
Ở đây, tiếng gà gáy quả thực có sức lay động sự vật, đánh thức muôn loài thật sâu sắc. Âm thanh của nó làm biến chuyển cả những sự vật vốn vô tri vô giác, kéo chúng vào một ngày mới tươi đẹp tràn trề. Thành công lớn nhất của Trần Đăng Khoa ở đây là tác giả đã sử dụng thật hiệu quả biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Có thế nói thêm rằng với nhà thơ, nhân hóa là một biện pháp quen thuộc dễ tìm thấy trong nhiều bài thơ, ở đó ta luôn nhìn thấy một Trần Đăng Khoa hồn nhiên trong cái nhìn của vạn vật.
Ngộ nghĩnh đáng yêu sao là cảnh: “Cỏ gà rung tai nghe. Bụi tre tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc. Cây dừa sải tay bơi…” Hay “Cây cau nó bức quá. Phành phạch quạt liên hồi”. Thế mới biết, thế giới loài vật và con người trong thơ Trần Đăng Khoa vô cùng đa dạng phong phú. Còn trong bài thơ “Ò…ó…o” ta bắt gặp quả na “mở mắt”, đàn sao “chạy trốn”, ông mặt trời nhô lên “rửa mặt”. Đó hẳn là những hành động của con người trong buổi sáng sớm, thế nhưng khi đặt cho sự vật nó cũng thật có lí. Nó giúp chúng ta hình dung một bình minh đang chuyển tới, sự vật đang vận động nhanh chóng và thấy được sự “giục giã” tài tình của tiếng gà gáy sáng. Tiếng gà gáy ấy gợi một bình minh thật tươi tắn, vui vẻ, hồn nhiên. “Phải chăng cái gọi là biện pháp nghệ thuật nhân hóa – đem gán cho vật hay cho thần những đặc điểm của con người… thể loại tối cổ của văn học bây giờ được sử dụng hay nhất ở tuổi thơ, chỉ có những chú bé thần đồng như Trần Đăng Khoa” (Vũ Nho). Quả thực vậy, chỉ với vài nét nhân hóa ngộ nghĩnh thôi nhưng người đọc như đã thấy được cả sự kì diệu của tiếng gà rồi.
Kết hợp với biện pháp nhân hóa trên, Trần Đăng Khoa còn sử dụng hàng loạt hình ảnh gần gũi, thân quen như hàng tre, buồng chuối, hạt đậu, bông lúa, con trâu – những sự vật giản dị, mộc mạc của nhà nông để gợi không khí yên bình, thân thương của làng quê và thêm phần dân dã. Buồng chuối chin thơm, hạt đậu nảy mầm, bông lúa trĩu hạt, chú trâu nhanh nhẹn ra đồng,… Tất cả những điều đó có được đều nhờ âm thanh giục giã của tiếng gà.
Trần Đăng Khoa viết bài thơ “Ò…ó…o” vào những năm chiến đấu ác liệt chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Mặc dù tứ thơ không xuất hiện trực tiếp hình ảnh con người nhưng học luôn có mặt trong mọi biến động của vạn vật. Chỉ con người mới góp phần thúc đẩy nhanh thành quả lao động sản xuất vì vậy mà điệp từ “giục” cũng chính là tiếng “giục giã” con người biết lao động khẩn trương không ngừng. Từ lúc bình minh, con người đã trở dậy ra đồng, tạo ra nhiều sản phẩm góp phần vào cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ của dân tộc.
Ta đã từng nghe tiếng thơ tình cảm của chú bé Trần Đăng Khoa về nỗi vất vả làm ra hạt gạo gửi ra tiền tuyến phương xa trong bài “Hạt gạo làng ta”. Để từ đó ta thấy được tâm hồn giàu cảm xúc thương xót các bà, các mẹ, các em giữa trưa nắng vẫn vất vả ngoài đồng ruộng. Và trong bài thơ này, nỗi lòng ấy được nói lên qua “tiếng gà giục giã”. Tiếng gà ấy không chỉ đánh thức bình minh, vạn vật trong không khí gấp gáp hồn nhiên vui tươi, đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ, mà còn là tiếng gà thúc giục mọi người lao động hiệu quả. Tiếng gà của sự mong mỏi những bình minh tươi đẹp tràn trề với những thành quả đẹp đẽ sẽ đến đang cất lên giục giã./.