foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



 

Đất nước Lào – đất nước Triệu Voi. một đất nước tuy không rộng, người không đông nhưng tình người thì lại rất lớn, đất nước với những điệu lăm, điệu khắp rất đặc biệt.  Và ở bất cứ nơi đâu của đất nước hiền hòa này chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những câu hò điệu hát mà mỗi người dân là một người “nghệ sĩ”. Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, ở Lào cũng có một nền văn học phát triển song song cùng với đất nước. Đến với văn học dân gian Lào ta có thể thấy nó giữ một vị trí quan trọng, là bộ phận văn học phong phú nhất và có quá trình phát triển lâu dài nhất. Trong văn học dân gian Lào, chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại hình tiêu biểu như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười , truyện ngụ ngôn... nhưng ít ai biết được một loại hình hấp dẫn và lí thú trong văn học dân gian Lào đó là truyện súc vật.

Truyện súc vật là thể loại truyện dân gian có tính chất đặc biệt và độc đáo khác hẳn so với các loại truyện dân gian khác về cả mặt kết cấu và nhân vật. Truyện súc vật chủ yếu kể về súc vật và đời sống của súc vật, lấy súc vật làm nhân vật chủ yếu của truyện, nhưng thông qua súc vật để nói đến con người. Truyện súc vật chủ yếu là các truyện ngắn mà cốt truyện được xây dựng bằng trí tưởng tượng gồm cả vấn đề nhân nghĩa, quan điểm đạo đức và kinh nghiệm mà con người thường sử dụng. Cho nên cấu trúc cốt truyện lúc nào cũng chia thành hai phần khá rõ ràng: phần sự kiện và phần ý nghĩa rút ra từ cốt truyện. Hầu hết các truyện kết thúc đều bằng lời nói nhân đạo hoặc bằng câu tục ngữ để nhắc nhở và nhân vật trong truyện đều là súc vật ngoài ra còn có cả con người và đồ vật.

Ở truyện súc vật chủ yếu người ta sử dụng hình thức đó là dùng cách so sánh gián tiếp và dùng tiếng cười nhạo. Cấu trúc truyện ngắn gọn. Mục đích nhằm để dễ kể, dễ nhớ, tạo nên sự vui vẻ, hấp dẫn người đọc, người nghe. Nhằm rút ra những nhận thức, bài học để nhắc nhở mọi người. Lấy truyện súc vật để nói chuyện người là hình thức nghệ thuật chủ yếu của truyện súc vật. Để có thể sáng tác ra một tác phẩm  mà mỗi loài thú là đại diện cho một nhóm người nào đó trong xã hội thì tác giả phải có con mắt tinh tường và sắc bén để quan sát, tìm hiểu về thói quen đặc điểm, tính cách của từng loài vật và đặt vào sự tương quan so sánh với nhóm người nào, tầng lớp nào trong xã hội. Nhân dân Lào thường xem con cáo là đại diện cho tính nhanh nhẹn nhưng láu cá, thỏ là thông minh, nhanh nhẹn nhưng thiếu cảnh giác, hổ là đại diện cho sức mạnh hung dữ nhưng khờ dại, khỉ là đại diện cho tính cách nhanh nhẹn nhưng dơ bẩn xấu xa...Tính cách nhân vật cũng là một trong những hình thức nghệ thuật của truyện súc vật, trong truyện súc vật thường xuất hiện tình huống mâu thuẫn. Cốt truyện cũng có tính chất đơn giản, nhưng thường có sự biến đổi bất ngờ sinh ra mâu thuẫn. Một đặc điểm nữa trong nghệ thuật sáng tác truyện súc vật Lào đó là sự kết thúc bằng tục ngữ có vần điệu hoặc là những triết lý sâu xa làm cho truyện súc vật Lào có ý nghĩa giáo dục nhã nhặn mà sâu sắc.

            Cũng như truyện cười của Lào thì truyện súc vật Lào nó vừa mang tính chất giải trí vừa mang tính giáo dục sâu sắc, lời lẽ trong truyện được dùng đều là ngôn ngữ Lào thông thường dễ hiểu. Thông qua hình ảnh của các con vật, tính cách cũng như hoạt động của chúng tác giả đã vạch trần bộ mặt xấu xa, nham hiểm của giai cấp thông trị, bọn vua chúa, quan lại trong xã hội phong kiến Lào lúc bấy giờ. Đồng thời nó cũng nêu lên những bài học quý báu cho con người ờ nhiều khía cạnh của cuộc sống, giúp con người ta nhìn nhận mọi việc một cách khách quan, chính xác.

 

 

 

 

 

 

 



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.