foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Khoa Tiếng Việt tổ chức thành công Đại hội chi bộ khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2027

Vào chiều ngày 01 tháng 11 năm 2024, Đại hội Chi bộ Khoa Tiếng Việt khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2027, đã diễn ra thành công tốt đẹp tại phòng họp số 13, Nhà 15 tầng với sự tham gia 100% đảng viên là giảng viên trong Chi bộ. Đặc biệt là sự có mặt của Đ/c Tống…

Lễ tổng kết khóa học tiếng Việt 2023-2024 cho lưu học sinh Lào K16

Chiều 24/10/2024, Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ tổng kết khóa học tiếng Việt cho…
Default Image

Những điểm tương đồng và khác biệt về địa lý, lịch sử, quan hệ ngoại giao và ngôn ngữ giữa hai nước Việt - Lào

I. Đặt vấn đề Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây…
Default Image

Một số đóng góp của Hoàng Giáp Lê Tuấn trên lĩnh vực văn học, sử học và quân sự trong lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

Hà Tĩnh là một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Do những đặc điểm riêng về vị trí…
Default Image

Vấn đề định hướng xây dựng kế hoạch học tập môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 10 đáp ứng yêu cầu Giáo dục

Học tập là một kế hoạch xuyên suốt và yêu cầu quá trình thực hiện phải nghiêm túc và bài…
Default Image

Vấn đề định hướng xây dựng kế hoạch học tập môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 10 đáp ứng yêu cầu Giáo dục

Học tập là một kế hoạch xuyên suốt và yêu cầu quá trình thực hiện phải nghiêm túc và bài…

 

Lào là một đất nước có rất nhiều lễ hội truyền thống. Lễ hội được xem như là một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Vì thế hầu như tháng nào trong năm cũng có các lễ hội diễn ra ở chùa hoặc ở bản song tháng ba là tháng có nhiều lễ hội độc đáo.

“Boun khẩu chì” là một trong những lễ hội truyền thống của người dân Lào được các dân tộc kế thừa và thực hiện từ xưa đến nay. “Khẩu chì” được làm từ cơm nếp, vắt thành cái rồi nướng bằng chín bằng lửa. Trước đây lễ hội này thường được tổ chức vào vào tháng ba khi trăng lên ( từ mồng 1- ngày 15) hoặc vào ngày trăng khuyết ( từ ngày 16 – ngày 30). Vì thế “Boun Khẩu chì” còn có tên gọi là lễ hội tháng ba. Tháng ba là tháng mà người dân đã xong việc đồng áng, mùa màng đã thu hoạch xong. Lúc này người dân mới cùng nhau tổ chức làm “khẩu chì” để dâng lên các nhà sư.

Trước ngày tổ chức “Boun khẩu chì” một ngày từ sáng sớm họ đã phải chuẩn bị một số đồ dùng như: than, củi, que xiên để ngày hôm sau sẽ nhen lửa để nướng “ khẩu chì” từ sáng sớm. Trước khi nướng họ sẽ nhóm lửa thành đống lửa rồi cơm nếp được nắm thành từng nắm nhỏ rắc muối đều, xiên bằng xiên tre và đem nướng trên than hồng cho vàng rộm. Sau đó phết trứng  và mỡ lên và đem nướng lại cho đến khi trứng chín là được. Có một số nơi còn phết nước mía vào cơm để nướng.

Sau khi nướng “khẩu chì” xong người ta bày ra mâm cùng với hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt và một số đồ  khác nữa để  dâng lên nhà sư ở chùa và mọi người cùng nhau ăn với mong muốn được ấm no hạnh phúc. Việc làm này xem như vừa được vui vẻ, đoàn kết vừa được phúc đức. Trước đây theo tục lệ của địa phương sẽ tổ chức lễ hội lớn tụ tập rất vui vẻ có các ca sĩ mua hát thâu đêm. Tất cả già trẻ, trai gái, lớn nhỏ đều tập trung nướng “khẩu chì” ở chùa hoặc ở giữa đình làng tùy theo người già quy định làm ở đâu. Hiện nay phong tục tổ chức “Boun Khẩu chì” đang mai một dần chỉ còn lại ở một số địa phương.

Ngoài “ Boun Khẩu chì” thì tháng 3 còn có lễ hội nữa là “Boun Ma khạ bu sa” được tỏ chức vào giữa tháng 3 âm lịch. Có thể coi đây là một lễ hội truyền thống rất quan trọng của Phật giáo, các phật tử gọi lễ hội này là “Boun Ma kha bu sa” hay còn gọi là lê hội rằm tháng ba. Người Lào tổ chức lễ hội này rất chu đáo để tưởng nhớ tới sự việc quan trọng bên Phật giáo và cũng là dịp để cho các tăng ni Phật giáo nhắc nhở lại cho các phật tử về tấm gương của đức Phật.

Vào ngày rằm tháng ba người dân dậy từ sáng sớm đi dâng cơm cho các nhà sư ở các chùa, buổi chiều tụ họp ở chùa cùng nhau lạy Phật và nghe lời dạy bảo của đức Phật về những điều nên và không nên làm trong cuộc sống. Vào buổi tối ở một số chùa các phật tử đưa hương, hoa, nến đến chùa để làm nghi lễ rước nến đi vòng quanh chùa, suốt thời gian đi vòng quanh chùa mọi người cùng tưởng nhớ đến đức Phật cho đến khi đi đủ ba vòng thì lấy hương, hoa, nến đi cắm vào các bàn thờ ở chùa đó xong là kết thúc nghi lễ.

Lễ hội tháng ba nói riêng và lễ hội truyền thống nói chung ở Lào chính là loại hình sinh hoạt văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nhằm làm cho cuộc sống tinh thần của người dân ngày càng phong phú và trở nên gắn bó, đoàn kết hơn.

 

Sinh viên tiêu biểu



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.