Hoạt động ngoại khóa có những tác dụng tích cực đối với quá trình dạy học. Hoạt động này nhằm góp phần củng cố,mở rộng kiến thức; rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách cho người học.Đối học sinh, sinh viên nước ngoài học tiếng Việt tại Trường Đại học Hà Tĩnh, hoạt động ngoại khóa đem đến cho họ niềm say mê, hứng thú học tập.
1. Từ điển Tiếng Việt giải thích ngoại khóa là: ” môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ, ngoài chương trình chính thức (nói khái quát); phân biệt với nội khóa”(2. 661). Cách cắt nghĩa này chủ yếu nhìn từ phương diện ngôn ngữ, vì vậy, chưa làm rõ được vị trí, vai trò cũng như quan hệ mật thiết giữa hoạt động ngoại khóa và chính khóa. Bởi, ngoại khóa không đơn thuần là một nội dung thứ yếu độc lập với chính khóa mà song hành, hỗ trợ trực tiếp cho chương trình chính khóa.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học ở các bậc học thì hoạt động ngoại khóa (HĐNK) ngày càng được các nhà giáo dục chú trọng hơn. Trước hết, đó là sự thay đổi nhận thức về vai trò của hoạ động ngoại khóa trong chương trình giáo dục.
Về hiệu quả của HĐNK, các nhà giáo dục khẳng định: “Bên cạnh chức năngcủngcố,mởrộng kiến thức và kỹ năng của một môn học nào đấy được học ở chương trình chính khoá, HĐNK đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá hình thức học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều,rèn luyện tư duy sáng tạo, phát triển’’; HĐNK góp phần “rèn luyện kỹ năng sống,các kiến thức xã hội và các năng lực khác cho học sinh” ( 3.17)
Ngoài tác dụng tích cực đối với người học, HĐNK “còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới.”(3.50)
Chính vì vậy, hiện nay ngoại khóa là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở tất cả các bậc học.
2. Nhận thức rõ tác dụng của ngoại khóa đối với hoạt động dạy học, trong quá trình dạy tiếng Việt cho học sinh, sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Hà Tĩnh, chúng tôi đã chủ động tổ chức các HĐNK cho các em. Một số hình thức ngoại khóa đã được các giảng viên lồng ghép vào nội dung dạy học chính khóa hiệu quả. Thực tế cho thấy, hầu hết sinh viên nước ngoài đều hào hứng khi được tham gia các hoạt động này. Tuy nhiên, cho đến nay các hoạt động ngoại khóa tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Đại học Hà Tĩnh vẫn còn mang tính tự phát, thiếu chương trình, kế hoạch thống nhất, mục đích chưa cụ thể, triển khai còn rời rạc… hiệu quả của HĐNK đối với dạy học tiếng Việt chưa cao. Nguyênnhân:
- Trong chương trình đào tạo Tiếng Việt cho học sinh, sinh viên nước ngoài chưa có quỹ thời gian cho hoạt động ngoại khoá.
- Quanniệm của người dạy và người học về HĐNK chưa đầy đủ, thậm chí có ý kiến cho rằng ngoại khoá chỉ là vui chơi, giải trí nên HĐNK không được chú trọng. Một số giáo viên chưa hình dung đầy đủ cách xây dựng một hoạt động ngoại khóa với nội dung cụ thể và triển khai như thế nào.
- Tổ chức ngoại khoá cần phải có kinh phí,mà nguồn kinh phí này chủ yếu người học tự nguyện đóng góp trong điều kiện HSSV còn nghèo nên rất khó xây dựng quỹ.
- HĐNK đa dạng về hình thức, phạm vi rộng, để tổ chức thành công phải có sự tham gia sự phối hợp chặt chẽ của nhiều thành phần ngoài giáo viên và học sinh. Điều này dễ dẫn đến tâm lí ngại tổ chức HĐNK nếu trong quá trình triển khai thiếu sự hợp tác của các thành viên.
3. Để hoạt động ngoại khóa thực sự đem đến hứng thú học tập cho người học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt tại Trường Đại học Hà Tĩnh, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Cả người dạy, người học và người quản lí chuyên môn cần nhận thức đầy đủ về về HĐNK. Có hiểu rõ vai trò, những ảnh hưởng tích cực của hoạt động ngoại khóa thì mới có thể có những đề xuất, kiến giải để ngoại khóa có sự tương tác tích cực tới hoạt động dạy học.
- Cần xây dựng chương trình kếhoạchcụthể cho HĐNK, đưa HĐNK thành một phân môn trong Chương trình khung đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài. Chương trình HĐNK cần được thiết kế hệ thống, cụ thể, hợp lí song hành cùng chương trình chính khóa trong suốt khóa học. Cần bám sát nội dung các phân môn tiếng Việt và đặc thù của từng môn để xây dựng HĐNK phù hợp. Chẳng hạn, thời gian đầu người học tiếp xúc với tiếng Việt, HHĐNK được tổ chức trong phạm vi hẹp với những cấu trúc giao tiếp thông thường như: thực hành giao tiếp tiếng Việt ở chợ, siêu thị, trên đường phố, ở bưu điện, trong quán ăn….Khi các em đã có vốn tiếng Việt và những kĩ năng giao tiếp tiếng Việt nhất định hình thức ngoại khóa có thể là đi tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và viết bài thuyết trình về nội dung chủ đề đã được ngoại khóa.
- Hoạt động ngoại khoá phải được xem là một hoạt động nằm trong sự quản lý chuyên môn, có như vậy hoạt động ngoại khoá mới duy trì một cách thường xuyên và có hiệu quả.
- Thiết kế HĐNK cần xác định rõ mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, quy trình thực hiện kết quả đạt được. Có thể cụ thể hóa bằng các câu hỏi: HĐNK để làm gì? Ai tham gia (người tổ chức, điều hành; người thực hiện)? Hoạt động gì? Trình tự như thế nào? Kết quả cần đạt ? Cách đánh giá như thế nào?
- Cần lựa chọn hình thức ngoại khoá sinh động, gây hứng thú, tránh sự đơn điệu,gò bó,căng thẳng để HĐNK có sức hấp dẫn,lôi cuốn được tất cả các em tham gia tích cực vào quá trình khám phá tri thức, chủ động phát hiện vấn đề, biết bảo về quan điểm, biết trình bày kết quả khảo sát của mình trên cơ sở cùng tham gia một hoạt động tập thể…Để làm được điều này, vai trò của GV rất quan trọng: hướng dẫn cách tổ chức, thực hiệnnhậnxét,đánhgiáchínhxác,độngviênvàkhíchlệtinh thầntậpthểở cácem.
- Hoạt động ngoại khoá đảm bảo tính thiết thực - bổ ích, tính ứng dụng - thực hành cao, tránh đưa vấn đề ra một cách chung chung, sơ lược, phiến diện. Trên cơ sở nội dung dạy học chính khóa, HĐNK phải thực sự góp phần mở rộng bổ sung, nâng cao sự hiểu biết và năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
- HĐNK cần phải phù hợpvớiđiều kiệncụthểcủa nhà trường, địa phương và nhất là điều kiện của người học. Chẳng hạn, trong điều kiện kinh phí có thể, HĐNK với hình thức tham quan không nhất thiết phải đi xa mà có thể chọn các điểm gần như: Quê Bác (Nam Đàn –Nghệ An); Ngã ba Đồng Lộc ( Hà Tĩnh)…
- Tuy việc tổ chức thực hiện các HĐNK là nhiệm vụ của giáo viên, học sinh song để hoạt động này đạt được hiệu quả cần có sự phối hợp của các thành viên khác, đặc biệt là sự quan tâm của người quản lí.
4. Một số hình thức hoạtđộngngoạikhoáTiếng Việt cho HSSV nước ngoài học Tiếng Việt tại Đại học Hà Tĩnh
4.1. Hoạt động ngoại khóa có hình thức câu lạc bộ
Đây là hình thức ngoại khóa có tính chất tổng hợp về nội dung và hình thức thực hiện. Câu lạc bộ tiếng Việt là một tổ chức có tính chất tự nguyện, tập hợp những thành viên yêu thích các hoạt động ngoại khóa và đặc biệt phải có sự yêu thích tiếng Việt. Hoạt động của câu lạc bộ cần được duy trì một cách ổn định, lâu dài. Nội dung sinh hoạt của Câu lạc bộ tiếng Việt mang màu sắc đặc thù như: tổ chức các cuộc giao lưu, thảo luận các chủ đề học tập, tập hát, đọc thơ, kể chuyện bằng tiếng Việt. Các thành viên câu lạc bộ cũng chính là người thiết kế chủ đề cho các hoạt động. Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Việt, học sinh, sinh viên nước ngoài được hỗ trợ, bổ sung, nâng cao những tri thức và kỹ năng thực hành tiếng Việt được học trong chương trình chính khóa. Để hoạt động của câu lạc bộ thêm hấp dẫn, hàng năm, có thể tổ chức 1-2 buổi dạ hội gắn chủ đề với các ngày lễ, các sự kiện chính trị của đất nước. Qua các câu lạc bộ tiếng Việt được tổ chức hàng năm cho học sinh Lào, Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy các em tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Việt và thực sự hứng thú trong học tập.
4.2. Hình thức hoạt động ngoại khóa có tính chất vui chơi, thực hành
Hình thức hoạt động ngoại khóa này lồng ghép việc giáo dục ngôn ngữ thông qua những trò chơi nhằm tạo sự hấp dẫn, rèn luyện sự tự tin, linh hoạt của người học trong giao tiếp tiếng Việt. Có thể tổ chức thành nhóm, thành lớp, hoặc kết hợp trong những hoạt động vui chơi tập thể khác. Nội dung của hình thức hoạt động ngoại khóa này có thể là các trò chơi ngôn ngữ như: Hái hoa dân chủ, giải ô chữ, đố vui, xem hình ảnh đoán nội dung; hay các hoạt động ngoại khóa thực hành bài học chính khóa như: thi nấu các món ăn truyền thống, tổ chức các cuộc giao lưu thể thao, văn nghệ.
4.3. Hình thức hoạt động ngoại khóa có tính chất tham quan, học hỏi
Đây là hình thức hoạt động ngoại khóa mà học sinh, sinh viên nước ngoài đặc biệt hào hứng. Hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế giúp người học tiếp xúc với cuộc sống, hiện thực giao tiếp tiếng Việt vô cùng sinh động, mở rộng vốn hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam. Những hoạt động như vậy có tác dụng rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt bằng tiếng Việt, luyện khả năng giao tiếp linh hoạt. Tất nhiên, để tổ chức được các cuộc tham quan, dã ngoại, giáo viên phải xây dựng một chương trình kế hoạch cụ thể và phải có một nguồn kinh phí nhất định. Kết quả của buổi tham quan phải được kiểm tra đánh giá qua bài thuyết trình của các em.
4.4. Hoạt động ngoại khóa có tính chất học tập
So với các hình thức HĐNK đã nêu thì ngoại khóa có tính chất học tập gần gũi với chính khóa hơn cả. Xây dựng HĐNK này giáo viên cần bám sát chương trình chính khóa, chọn một số chủ đề học tập và tổ chức lớp thành các nhóm luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo chủ đề đã chọn. Kết quả HĐNK được đánh giá qua các hình thức thi thuyết trình, kể chuyện, đọc thơ, viết của các nhóm học tập. Tuy nhiên, với HĐNK này cần tránh xu hướng chính khóa hóa ngoại khóa, nghĩa là biến HĐNK thành buổi học chính khóa thứ 2, làm mất đi ý nghĩa tích cực của HĐNK.
Hình thức hoạt động ngoại khóa tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Tổ chức tốt HĐNK sẽ đem lại hứng thú học tập cho người học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Tài liệu tham khảo
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán ( 1996), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục
2. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Viêt. Nxb Đà Nẵng. 1998
3. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Kỉ yếu hội thảo: Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa với việc nâng cao chất lượng dạy - học ở nhà trường phổ thông, tháng 7/2007
4. Dạy tiếng Việt với tư cách một ngoại ngữ, PGS.TS. Mai Ngọc Chừ, Ngôn ngữ số 5/2002.
5. Một vài suy nghĩ về vấn đề lỗi trong phương pháp dạy học ngoại ngữ, Lê Thị Thu Thuỷ, Tạp chí Giáo dục, 2003/5, số 57.
6. Phương pháp dạy ngoại ngữ của thầy cô, Dương Kỳ Đức, Ngôn ngữ và Đời sống, số 5(31)/1998vvv