Văn hóa là một trong những điều gắn liền với mỗi dân tộc cũng là của mỗi vòng đời có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người, được con người kế thừa và thực hiên từ xa xưa và phát triển theo từng thời kỳ cho đến hiện tại. Việc thực hiện các phong tục tập quán trong nếp sống của người dân Phuôn ở huyện Khoun phản ánh sâu sắc bản sắc văn hóa đặc trung của cộng đồng này.
Dưới đây là một số nét nổi bật:
Phong tục sinh con của người dân Phuôn mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống, kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian và ảnh hưởng của Phật giáo. Đây là một nghi lễ rất quan trọng và có nhiều bước phải thực hiện như: cắt rốn, ở cữ, hết cữ. Mỗi bước đều có nét đặc trưng riêng như cắt dây rốn: trước đây, thường sinh con thuận tự nhiên ở tại nhà có bà đỡ hoặc chồng cắt dây rốn.Theo phong tục tập quán một số người còn tin rằng phải lấy dây rốn treo vào ống tre và để trong nhà ba ngày, sau đó để bố của đứa trẻ lấy dây rốn đó chôn ở nơi có mối hoặc dưới cây mận để cầu may mắn cho đứa trẻ. Phụ nữ sau sinh thường được nghỉ ngơi tại nhà, tránh làm việc nặng và giữ ấm cơ thể, tránh ăn các thức ăn có tính nóng hoặc lạnh để bảo vệ cơ thể. Sau khi sinh gia đình thường tổ chức lễ cúng và buộc chỉ cổ tay để cầu mong may mắn, mạnh khỏe, bình ăn và mong sự bảo vệ của các thần linh.
Từ “ buột” trong ngôn ngữ Bali gọi là “cắt tóc đi tu” có nghĩa là cắt đứt liên lạc với gia đình. Việc tu thành chú tiểu từ độ tuổi 8-19 tuổi, còn muốn tu thành nhà sư thì người tu phải từ 20 tuổi trở lên. Việc tu này được hai việc:
+ Việc thứ nhất là được phước: phước ở việc tu này là sẽ giúp cho bố mẹ không bị đày xuống địa ngục và xem như là việc tu này được học viết, đọc thêm hiểu biết, có đạo lí rồi thì truyền đạt lại cho bố mẹ, anh em và người đi tu trở thành người có nhận thức, có hiểu biết có nghề để tự nuôi sống bản thân được .
+ Việc thứ hai đó là vì từ ngày xưa là không có trường học để con cháu đi học để tìm hiểu về kiến thức và dạy dỗ thành người tốt chỉ có ở trong chùa, chùa được xem như là trường học nội trú, người xưa thích xây dựng chùa để cho con cháu được đi học và giáo viên là sư trụ trì chùa đó, người xưa ưa chuộng cho con đi tu mà việc đi tu có 2 bậc đó là : tu thành chú tiểu và tu thành nhà sư. Dân tộc Phuôn cũng là một trong những dân tộc có phong tục đi tu và người dân Phuôn cũng có sự kính trọng nhà sư từ ngày xưa giống như các dân tộc khác, trước đây người dân Phuôn tin rằng việc được tu là việc học tìm kiếm kiến thức vì chùa là trường học , là nơi học hỏi kiến thức, người mà trải qua việc tu thì người đó là người hạnh phúc, là người có nhận thức, hiểu biết trong cuộc sống, có đạo lí. Đi tu của dân tộc Phuôn cũng có rất nhiều kiểu như: tu thành chú tiểu, tu thành nhà sư, tu khi có người thân mất….. Trong phạm vi bài viết này sẽ giới thiệu hai hình thức tu đó là tu thành chú tiểu và tu thành nhà sư. Cụ thể như sau:
Tu thành chú tiểu là dành cho con trai từ 9-10 tuổi trở lên cho đến 20 tuổi, việc tu thành chú tiểu cũng cần phải chọn ngày lành tháng tốt tránh các ngày xấu. Việc tu thành chú tiểu cần phải có người thân (là người già) chịu trách nhiệm về việc nhập tu, trước khi nhập tu người đại diện phải được sự cho phép của bố mẹ ruột của người sẽ đi tu, khi được sự đồng ý của bố mẹ rồi, người đại diện trong gia đình phải chuẩn bị một số đồ như:
Vào ngày xuống tóc đi tu, người đại diện trong họ sẽ đưa hoa, nến 1 cặp, hoa 10 bông, nến 5 cặp, 1 bạt ( khoảng 732 đồng), 1 tấm vải ( dùng để gói đồ để chuẩn bị đưa đi tu) đưa đến lạy nhà sư người trụ trì chùa để xin phép đi tu, khi nhà sư đồng ý rồi sẽ chọn thời gian để nhập tu ( vào buổi sáng hoặc buổi trưa). Sau đó người sẽ đi tu cũng đến chùa để nhà sư làm lễ xuống tóc, trước khi nhà sư cạo tóc người mẹ cần phải cắt 1 ít trước, nếu không còn mẹ thì chị sẽ thay mẹ để xin sự tha thứ từ mẹ, sau đó nhà sư mới cạo tóc và cạo lông mày.
Đến thời gian nhập tu người đại diện trong họ và người sẽ tu sẽ nâng 10 bông hoa, nến 5 cặp để xin lỗi sư cụ người làm nghi lễ cạo tóc, sau khi tạ lỗi xong, người đi tu sẽ ngồi xổm nâng áo cà sa ở cánh tay, chắp tay cầm 10 bông hoa, 5 cặp nến nâng lên ngang mặt rồi từ từ đi cúi lưng ( ngồi xổm rồi bước) đến gặp sư cụ để nhận sự răn dạy, trước khi nhận lời răn dạy từ sư cụ thì người nhập tu phải thay đồ của chú tiểu rồi mới nhận lời răn dạy của sư cụ. Đến đây được xem như là hoàn thành nghi lễ. Người trở thành chú tiểu phải nhớ 10 điểu răn của Phật và thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.
(còn nữa)