foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Khoa Tiếng Việt – một nốt nhạc trong bài ca về tình hữu nghị Việt - Lào

Khoa Tiếng Việt được đổi tên từ ngày 01/01/2017 theo Quyết định số 2313/QĐ-TĐHHT của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh. Tiền thân là Khoa SP Xã hội - Nhân văn được thành lập tháng 6 năm 2007. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy các học phần về Ngôn ngữ và văn hóa cho…
Default Image

Mái trường và em

Mới ngày nào bỡ ngỡ Bước chân lên giảng đường Em tập làm cô giáo Với phấn trắng, bảng đen…
Default Image

Cách so sánh liên tưởng trong quá trình sáng tạo câu đố về loài vật.

Câu đố là một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận: bộ phận lời đố và bộ phận lời…
Default Image

Một số đóng góp của Hoàng Giáp Lê Tuấn trên lĩnh vực văn học, sử học và quân sự trong lịch sử Việt nam nữa cuối thế kỹ XIX (Phần tiếp theo)

2. Về lĩnh vực văn học, sử học Trước tác của Lê Tuấn hiện chỉ còn hai quyển “Yên thiều…

Tín ngưỡng thờ cúng của người Lào

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với…

Khoa Tiếng Việt tổ chức thành công Đại hội chi bộ khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2027

Vào chiều ngày 01 tháng 11 năm 2024, Đại hội Chi bộ Khoa Tiếng Việt khóa VIII, nhiệm kỳ…

 

         Mỗi dân tộc trên thế giới có mỗi hình thức cưới hỏi đặc trưng. Nhân dân Lào cũng vậy, từ xưa đến nay họ có hình thức cưới hỏi mang đậm bản sắc văn hóa của mình.

   Ở Lào, việc cưới hỏi  được tiến hành theo phong tục tập quán. Thời gian tổ chức lễ kết hôn thường sẽ được tổ chức sau hội Mãn chay và tháng đó thường là tháng chẵn.  Địa điểm tổ chức lễ phước lành được quy định tổ chức ở nhà cô dâu. Lễ cưới thì tổ chức theo các cơ quan khác nhau, thường sẽ tổ chức ở hội trường các cơ quan, khách sạn hoặc tại nhà riêng của cô dâu chú rể. Thời gian tổ chức thì thường là vào ngày nghỉ.

   Trước khi tổ chức lễ cưới bên nhà trai sẽ cùng bố mẹ và người lớn mà mình kính trọng cùng đến chơi nhà gái còn được gọi là đi xin dâu. Sau khi thống nhất với nhau, người lớn hai bên sẽ cùng nhau tìm ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ kết hôn. Trước ngày cưới một ngày bên nhà trai và nhà gái sẽ có bạn bè, anh em họ hàng đến tụ tập và trò chuyện chia vui với nhà cô dâu và chú rể.

     Trong ngày cưới, cô dâu và chú rể phải dậy từ sớm để chuẩn bị quần áo, đồ trang sức và trang điểm thật đẹp để chuẩn bị tiến hành nghi lễ. Chỗ ngồi của cô dâu và chú rể được sắp xếp riêng, chú rể sẽ ngồi cạnh trưởng họ bên nhà trai, còn cô dâu ngồi cạnh trưởng họ bên nhà gái. Sau đó, người chủ hôn sẽ tiến hành nghi lễ theo thủ tục và tuyên bố cô dâu chú rể trở thành vợ chồng.

  Theo phong tục tập quán nghi lễ cưới hỏi sẽ bắt đầu bằng việc rước rể. Trước khi bước vào nghi lễ chú rể sẽ được rửa chân trước, người rửa chân cho chứ rể thường là em gái hoặc cháu gái của cô dâu. Khi vào nghi lễ chú rể lại ngồi sát bên cô dâu. Sau đó thầy cúng sẽ là người hướng dẫn trong việc thực hiện làm lễ cầu vía. Lễ sẽ bắt đầu với việc buộc chỉ cổ tay cho thầy cúng, người già trước sau đó đến việc gọi hồn, bón trứng, buộc chỉ cổ tay tặng mâm cúng và đưa dâu đưa rể. Người được chọn để đưa dâu đưa rể  là phụ nữ cao tuổi, không li hôn hay góa bụa và là người đảm đang.

  Sau khi kết thúc nghi lễ, người chủ hôn mời khách nhập tiệc. Trong thời gian này cô dâu chú rể mời rượu khách và gửi lời cảm ơn tới từng người một và mỗi người khách sẽ chúc mừng đôi vợ chồng trẻ thêm một lần nữa.

    Việc kết hôn là theo phong tục tập quán và đời sống của người Lào từ xa xưa. Trước khi tổ chức lễ cưới cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Hiện nay hình thức cưới hỏi cũng có sự thay đổi theo thị hiếu của xã hội đặc biệt là ở các thành phổ lớn. Các cặp đôi sẽ là người quyết định sẽ tổ chức theo kiểu nào và theo mức nào tùy thuộc vào địa vị, kinh tế của mình.

  • Một số hình ảnh về phong tục hôn nhân của người Lào

Sinh viên tiêu biểu



Copyright © 2025 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.