foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



 

 Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngôn ngữ là phương tiện rất thiết thực để con người có thể giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin, để hiểu những tâm tư tình cảm của nhau. Như vậy, ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ ra, là con người tri thức chúng ta cần phải biết ít nhất thêm một ngoại ngữ  để hòa nhập cùng thế giới văn minh, nắm bắt thông tin và trang bị cho mình một nguồn vốn kiến thức nhân loại.

       

Hiện nay, cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa, tiếng Việt cũng đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình khi được đứng vào hàng thứ 12 trên thế giới với số đông người sử dụng và đang được phát triển. Hằng năm, có không ít người nước ngoài đến Việt Nam để học tập, làm việc, công tác… đi cùng thực tiễn đó nhu cầu học Tiếng Việt ngày càng mở rộng.

         Để đáp ứng được nhu cầu thiết yếu đó, việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đổi mới các phương pháp giảng dạy. Ví dụ như đổi mới phương pháp dạy từ vựng, ngữ pháp cấu trúc câu tiếng Việt, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết…

         Đối với người học ngoại ngữ, việc học từ vựng, nhớ và vận dụng linh hoạt trong các ngữ cảnh giao tiếp là điều vô cùng hữu ích và cần thiết. Bời vì không có từ vựng chắc chắn không có ngôn ngữ. Nếu người học ngoại ngữ không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả như một công cụ giao tiếp và tư duy được.

         Chính vì thế, trong bất cứ một khóa học tiếng Việt nói riêng hay học ngoại ngữ nói chung, việc giới thiệu từ vựng, làm rõ nghĩa và các sử dụng trong các ngữ cảnh luôn là yêu cầu thường xuyên và bắt buộc, là một phần quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình học ngoại ngữ.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi xin đưa ra một số phương pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Việt cho người nước ngoài:

-           Lựa chọn từ vựng để giảng dạy:

           Giáo viên không thể giải thích hết tất cả mọi từ vựng Tiếng Việt trong một chương trình học. Giáo viên có thể chọn ra một số từ điển hình trong quá trình giảng dạy. Số lượng từ cần dạy trong bài tùy thuộc vào nội dung bài khóa và trình độ của học viên. Không nên dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian để thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên trong môt tiết học chỉ nên dạy tối đa từ 10 – 15 từ vựng. Trong khi lựa chọn từ để dạy, giáo viên nên xem xét đến các câu hỏi như:

+   Từ đó có cần thiết cho việc hiểu nội dung chính của văn bản không?

+   Từ đó có khó so với trình độ học vấn của học viên hay không?

           Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu nội dung chính của văn bản và phù hợp với trình độ của học viên thì giáo viên cần lựa chọn từ vựng đó.

            Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng hơi khó so với trình độ của học viên thì giáo viên cần giải thích cho học viên bằng cách diễn giải nghĩa của từ theo cách đơn giản để học viên dễ tiếp thu, hiểu nghĩa của từ.

           Nếu từ đó không cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản và không khó lắm so với học sinh thì giáo viên nên yêu cầu sinh viên đọc văn bản và khi từ vựng đó được đặt trong ngữ cảnh trong văn bản thì học viên nên tập đoán nghĩa của từ.

-          Phương pháp dạy từ vựng bằng hình ảnh:

          + Dùng tranh ảnh: Sử dụng hình ảnh trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mang lại nhiều ưu điểm vì đây là phương pháp trực quan sinh động làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, thú vị, sôi nổi và thu hút sự tập trung chú ý cũng như ghi nhớ của học viên.

Chẳng hạn như trong bài học về quốc tịch, thay vì chỉ đưa ra tên nước hoặc đưa ảnh quốc kì của các nước, các giáo viên có thể sử dụng một địa danh nào đó hay một chuỗi các địa danh hoặc các nhân vật nổi tiếng, trang phục truyền thống của nước đó. Nhất là với những tên nước phiên âm tiếng Việt, hình ảnh này rất hữu ích.

          + Dùng đồ vật thực: nghĩa của từ có thể giới thiệu bằng cách chỉ vào đồ vật thật hoặc giơ đồ vật lên để học viên quan sát. Phương thức này khá phổ biến ở các lớp trình độ cơ sở và rất hiệu quả vì đã làm cho việc hiểu nghĩa của từ trở nên chính xác, đơn giản và rất tiết kiệm thời gian. Người học ngoại ngữ dùng trực giác để xác định định nghĩa của từ mà không cần qua khâu trung gian nào cả.

Ví dụ: Sau khi cho học viên đọc và viết các từ mới chỉ đồ dùng học tập trong lớp:  bảng, bàn, ghế, quạt, máy chiếu, bàn giáo viên… Giáo viên nói:

Giáo viên: Đây là bảng ( Chỉ vào cái bảng). Nhắc lại cho học viên ( khoảng 3 lần)

Học viên ( nhắc lại): Bảng

Giáo viên: Đây là cái gì?

Học viên: Bảng

( Thực hiên tương tự với các từ vựng khác)

          + Dùng điệu bộ: Để giúp người học hiểu được nghĩa của từ, giáo viên có thể sử dụng những điệu bộ, cử chỉ, động tác, nét mặt…

Ví dụ: Để dạy từ “ đánh răng”. Giáo viên thực hiện động tác đánh răng, sau đó hỏi học viên: Cô giáo đang làm gì?

Học viên: Cô giáo đang đánh răng.

-          Bài tập và trò chơi luyện từ:

           Giáo viên có thể cho học sinh thực hành ngay qua các bài tập luyện từ vựng Tiếng Việt hoặc kết hợp chúng với các mẫu cấu trúc câu, qua các ngữ cảnh khác nhau, thông qua đó giáo viên có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học viên, kiểm tra được tư duy logic và cách sử dụng từ vựng linh hoạt trong từng ngữ cảnh cụ thể. Một số dạng bài tập có thể được áp dụng như: tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; trắc nghiệm, điền từ vào ô trống, ghép nghĩa,...

            Hơn nữa, người học sẽ cảm thấy thích thú khi giáo viên áp dụng trò chơi vào việc học thay vì chỉ hoc lý thuyết khô khan.  Học viên sẽ được vừa chơi vừa học, do đó tiết học tiếng Việt sẽ trở nên sinh động, thú vị hơn.

             Phương pháp chủ đạo trong dạy học tiếng Việt nói chung và ngoại ngữ nói riêng, nói đến cùng vẫn là việc dạy từ vựng như thế nào? Dạy cấu trúc ngữ pháp như thế nào để người học biết cảnh sử dụng từ mới và kết hợp linh hoạt với cấu trúc câu để có thể giao tiếp được với người bản xứ. Chính vì vậy, giáo viên cần phải biết kết hợp và vận dụng các phương pháp với nhau để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp hoc viên người nước ngoài tiếp thu tối đa kiến thức và kỹ năng sử dụng từ vựng cho việc học tiếng Việt.

                                                                                  (Kỷ yếu khoa học số 3, tháng 5/ 2016)



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.