foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Tín ngưỡng thờ cúng của người Lào

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Bởi vậy dân tộc Lào cũng có những tín ngưỡng gắn liền với đời sống của người…

Khoa Tiếng Việt tổ chức thành công Đại hội chi bộ khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2027

Vào chiều ngày 01 tháng 11 năm 2024, Đại hội Chi bộ Khoa Tiếng Việt khóa VIII, nhiệm kỳ…

Lễ tổng kết khóa học tiếng Việt 2023-2024 cho lưu học sinh Lào K16

Chiều 24/10/2024, Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ tổng kết khóa học tiếng Việt cho…
Default Image

Những điểm tương đồng và khác biệt về địa lý, lịch sử, quan hệ ngoại giao và ngôn ngữ giữa hai nước Việt - Lào

I. Đặt vấn đề Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây…
Default Image

Một số đóng góp của Hoàng Giáp Lê Tuấn trên lĩnh vực văn học, sử học và quân sự trong lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

Hà Tĩnh là một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Do những đặc điểm riêng về vị trí…
Default Image

Vấn đề định hướng xây dựng kế hoạch học tập môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 10 đáp ứng yêu cầu Giáo dục

Học tập là một kế hoạch xuyên suốt và yêu cầu quá trình thực hiện phải nghiêm túc và bài…

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Bởi vậy dân tộc Lào cũng có những tín ngưỡng gắn liền với đời sống của người dân trong dân tộc, đã trở thành nét đẹp truyền thống được lưu truyền từ xa xưa cho tới ngày nay. Đối với người dân Lào, tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm trí của họ từ lâu đời bởi vậy mới trở thành một đức tin gắn liền với cuộc sống. Khi nói đến tín ngưỡng của người dân, họ có rất nhiều tín ngưỡng khác nhau được chia thành nhiều loại như: tín ngưỡng về quỷ thần, tín ngưỡng về tôn giáo, tín ngưỡng về chiêm tinh…

Trong đó, tín ngưỡng về Thiên Đài được bắt nguồn từ tôn giáo bà la môn của nước Ấn Độ gắn liền với đời sống của người dân Lào từ xa xưa trước thời vua Phà Ngừm. Tuy nhiên, dưới thờ Xu-pha-nu-vông là thời kỳ mà vương quốc Lào đã phát triển rất hưng thịnh, ông đã xóa bỏ tất cả tín ngưỡng về quỷ thần và chuyển sang tín ngưỡng về đạo Phật. Nhưng trong tâm trí của người dân Lào tín ngưỡng về quỷ thần thì không thể xóa bỏ được và nó vẫn luôn tồn tại trong tâm trí và đời sống của người dân cho đến nay. Vì vậy mà tín ngưỡng về Thiên Đài đã trở thành tín ngưỡng cá nhân và được âm thầm lưu truyền cho tới ngày này.

Đối với quan niệm của người dân Lào, tín ngưỡng về quỷ thần có lịch sử lâu đời và nó được truyền lại từ thời ông bà tổ tiên trước khi phật giáo được du nhập vào Lào. Bởi vì trước đây người dân Lào chủ yếu tin vào quỷ thân do đó việc xây dựng các Thiên Đài có thể nói là có lịch sử từ lâu đời. Mỗi gia đình khi xây dựng hay chuyển về nhà mới thì việc dựng một Thiên Đài để thờ các vị quỷ thần là việc không thể thiếu đối với tín ngưỡng của họ. Việc dựng Thiên Đài trong gia đình phải do người lớn tuổi nhất đảm nhận, Thiên Đài đối với tín ngưỡng của họ là nơi để thờ cúng thần linh thổ địa. Họ tin rằng việc thờ cúng này sẽ được các vị quỷ thần cai quản khu vực mà nơi họ sinh sống sẽ bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình cũng như phù hộ cho họ có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Một số gia đình họ còn mang mang tro cốt của người thân vào chính điện của Thiên Đài để thờ cúng.

Từ xa xưa, vị trí đặt Thiên Đài được đặt phía trước nhà của mỗi gia đình, tuy nhiên từ sau khi có thông báo loại bỏ Am thờ vào thời nước Lào thịnh vượng thì Thiên Đài không được phép đặt trước cửa nhà. Hiện nay, tín ngưỡng của người dân ngày càng được mở rộng nên xuất hiện hầu hết các Thiên Đài đặt trước nhà để thờ cúng. Gia chủ phải chọn vị trí phù hợp, thuận tiện và thích hợp, vị trí thường là nơi sạch sẽ, sáng sủa. Mục đích xây dựng Thiên Đài theo tín ngưỡng của người dân là để tỏ lòng thành kính với thần tiên, thổ địa. Bởi vì, họ có niềm tin rằng ở đâu có thần linh thổ địa cai quản thì họ luôn phù hộ cho gia chủ gặp nhiều may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt…Bên cạnh đó, một số gia đình lập Thiên Đài còn để thờ tro cốt của người thân vào ngày mồng một và ngày rằm.

Màu sắc và quy mô của Thiên Đài được lựa chọn phụ thuộc vào sở thích của mỗi gia đình, làng bản. Đối với Thiên Đài gia đình người dân lào dùng một cột, còn đối với Thiên Đài làng bản thì họ dùng 6 cột. Thiên Đài có thể sử dụng nhiều màu sắc như trắng, xanh lá cây, gạch, vàng, bạc, đỏ…Trong Thiên Đài có nhiều vật dụng thờ cúng như tượng mẹ, tượng các loài vật linh thiêng như voi, ngựa… nhưng có nhiều Thiên Đài không thờ các tượng vì người ta tin rằng trong Thiên Đài là nơi có linh hồn quỷ thần trú ngụ mà mắt thường không thể thấy được. Thiên Đài chỉ được thắp hương thờ cúng vào ngày rằm mồng một và các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của bản làng, dân tộc… Khi thắp hương người dân họ thường cầu nguyện, cầu mong phước lành may mắn đến với gia đình và người thân. Bởi vì họ tin rằng họ luôn được quỷ thần che chở cho gia đình họ.

Vì vậy, có thể nói rằng Thiên Đài đóng một vai trò rất quan trọng đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân Lào, họ tin rằng các quỷ thần có thể phù hộ, giúp đỡ, che chở cho gia chủ và toàn thể gia đình họ luôn có sức khỏe, bình an, gặp nhiều may mắn và làm ăn phát đạt.

Sinh viên tiêu biểu



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.