foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Khoa Tiếng Việt tổ chức thành công Đại hội chi bộ khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2027

Vào chiều ngày 01 tháng 11 năm 2024, Đại hội Chi bộ Khoa Tiếng Việt khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2027, đã diễn ra thành công tốt đẹp tại phòng họp số 13, Nhà 15 tầng với sự tham gia 100% đảng viên là giảng viên trong Chi bộ. Đặc biệt là sự có mặt của Đ/c Tống…

Lễ tổng kết khóa học tiếng Việt 2023-2024 cho lưu học sinh Lào K16

Chiều 24/10/2024, Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ tổng kết khóa học tiếng Việt cho…
Default Image

Những điểm tương đồng và khác biệt về địa lý, lịch sử, quan hệ ngoại giao và ngôn ngữ giữa hai nước Việt - Lào

I. Đặt vấn đề Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây…
Default Image

Một số đóng góp của Hoàng Giáp Lê Tuấn trên lĩnh vực văn học, sử học và quân sự trong lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

Hà Tĩnh là một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Do những đặc điểm riêng về vị trí…
Default Image

Vấn đề định hướng xây dựng kế hoạch học tập môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 10 đáp ứng yêu cầu Giáo dục

Học tập là một kế hoạch xuyên suốt và yêu cầu quá trình thực hiện phải nghiêm túc và bài…
Default Image

Vấn đề định hướng xây dựng kế hoạch học tập môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 10 đáp ứng yêu cầu Giáo dục

Học tập là một kế hoạch xuyên suốt và yêu cầu quá trình thực hiện phải nghiêm túc và bài…

I. Đặt vấn đề

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Cayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước dày công vun đắp, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu về địa lí, lịch sử và quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Lào nhằm chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai đất nước cũng là đi tìm lời lí giải cho mối quan hệ đặc biệt mang tính xuyên suốt, toàn diện và bền vững này. Xây dựng, bảo vệ và phát huy những điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng những giá trị riêng về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử…của hai dân tộc chính là cơ sở để gìn giữ  mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào trong sự nghiệp phát triển lâu dài của nhân dân hai nước.

II. Nội dung

  1. Điểm tương đồng

1.1.Về địa lí

        Về mặt địa lý, Việt Nam và Lào cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam châu Á. Địa hình hai nước rất đa dạng, đều có đồng bằng, rừng núi và cao nguyên (rừng núi và cao nguyên chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ mỗi nước).

         Việt Nam và Lào đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc gắn cư dân hai nước với những hoạt động ở vùng sông nước và nghề chài lưới. Đây không chỉ là nguồn lợi lớn về kinh tế mà còn là hệ thống giao thông đường thuỷ thuận tiện. Dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào.

Địa hình của nước Lào rừng núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Ở Nam Lào, rừng chen lấn với đồng bằng, tạo nên một màu xanh ngút ngàn của thiên nhiên nhiệt đới. Ở miền Trung Việt Nam, rừng lan ra tận  biển; một số nơi rừng còn xen lẫn với đồng bằng. Như vậy, rừng giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống của nhân dân Việt Nam và của nhân dân các bộ tộc Lào.

  • . Về lịch sử

Về lịch sử, dân tộc Việt Nam và dân tộc Lào đều có một bề dày truyền thống lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm. Từ thời xa xưa trong buổi đầu mở mang bờ cõi, nhân dân hai nước luôn có ý thức tầm quan trọng của việc xây dựng nên một đất nước độc lập, có chủ quyền.

Thời phong kiến ở Việt Nam và Lào đều có đặc điểm chung là nhà nước thuộc chế độ quân chủ tập quyền. Nếu như  ở Lào, có ba vị vua được ghi danh trong lịch sử nước nhà dưới hình thức huyền thoại và truyền thuyết thì ở Việt Nam cũng có nhiều các vị vua có công với nước cũng được lưu danh sử sách qua các thời kì dựng nước và giữ nước.

Lịch sử Việt Nam và Lào trong thời kì hiện đại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau vô cùng sâu sắc. Đặc biệt trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hai dân tộc đã cùng chung chiến hào, nhân dân hai nước đoàn kết, thống nhất làm một, tạo thành một sức mạnh to lớn đưa cuộc cách mạng kéo dài 30 năm (1945- 1975) đi đến thắng lợi hoàn toàn. Lào và Việt Nam đã giành độc lập, chủ quyền và ngày nay đang cùng nhau xây dựng đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

1.3. Về quan hệ ngoại giao

          Về quan hệ ngoại giao, do điều kiện tự nhiên và quan hệ láng giềng gần gũi, quan hệ Việt Nam - Lào hình thành từ rất sớm, có thể nói ngay từ khi xuất hiện những cư dân Việt Nam và Lào trên khu vực địa lý lịch sử này.

 Trong qúa trình dựng nước và giữ nước của từng dân tộc cũng như trong giao lưu về kinh tế và văn hoá, không chỉ các nhà nước phong kiến hai nước quan hệ với nhau mà nhân dân hai nước cũng thường xuyên liên hệ với nhau, ủng hộ và giúp đỡ nhau một cách tự phát, nhất là những cư dân khu vực vùng giáp biên giới hai nước. 

           Quan hệ thân thiện Việt Nam và Lào phát triển đột biến trở thành quan hệ đặc biệt vào năm 1930 khi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam và Lào được tiến hành theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vạch ra, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. Từ đó đến nay hai dân tộc luôn gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, kề vai sát cánh bên nhau không thể chia rời.

1.4. Về ngôn ngữ            

Ở Việt Nam có bốn dòng ngôn ngữ: Nam Á, Nam Đảo, Tày Thái và Tạng  Miến, trong đó tiếng Việt đóng vai trò ngôn ngữ quốc gia và là tiếng mẹ đẻ của người Việt. Ở Lào chỉ có ba dòng ngôn ngữ là Nam Á, Tày Thái và Tạng Miến, trong đó tiếng Lào đóng vai trò ngôn ngữ quốc gia và là tiếng mẹ đẻ của người Lào.

            Theo kết quả nghiên cứu của Maspero, Haudricourt và gần đây là Phạm Đức Dương thì tiếng Việt là ngôn ngữ pha trộn với hai ngôn ngữ chủ đạo: ngôn ngữ Môn - Khơme đóng vai trò cơ tầng và ngôn ngữ Thái đóng vai trò cơ chế. Vì thế, xét về mặt nguồn gốc thì tiếng Việt gắn với tiếng Môn - Khơme, nhưng xét về mặt loại hình thì tiếng Việt vận hành giống tiếng Thái, tiếng Lào. Do đó, tiếng Việt và tiếng Lào có mối quan hệ tiếp xúc rất lâu đời (khi nhóm Lào - Thái chưa tách nhau) và cùng một loại hình với cấu trúc CVC có thanh điệu. Vì vậy, giữa hai ngôn ngữ có rất nhiều yếu tố cùng gốc và cấu tạo rất giống nhau. Về chữ viết thì có thể thấy cả Việt Nam và Lào đều có hiện tượng vay mượn chữ viết của các dân tộc khác có quan hệ tiếp xúc gần gũi.

2. Điểm khác biệt

Mặc dù đất nước Lào và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, địa lí và quan hệ ngoại giao nhưng chính sự khác nhau lại làm nên bức tranh đa sắc màu về đất nước Việt Nam và đất nước Lào.

  Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương nhưng Lào là một quốc gia không có biển, trong khi đó Việt Nam có tới 3.260 km bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo. Trái lại, Lào lại là ngã tư đường của mọi cuộc tiếp xúc giao lưu với các nước trong khu vực trên đất liền một cách thuận lợi. Xét về mặt tự nhiên, Việt Nam có đầy đủ cả ba yếu tố: đồng bằng, núi và biển. Trong khi đó thì nước Lào chỉ có đồng bằng và miền núi mà không có biển. Các đặc điểm tự nhiên đó tạo ra các vùng văn hoá đặc trưng của mỗi nước. Dãy Trường Sơn, (dài 1100 km) chắn ngang biên giới của hai nước tạo ra hai vùng khí hậu khác biệt giữa hai nước.

Xét về phương diện lịch sử, nguồn gốc của người Việt Nam và người Lào có nhiều điểm khác nhau. Dân tộc Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát triển trên vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã phía Bắc của Việt Nam ngày nay.  Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời kỳ Đồ đá cũ. Còn người Lào - nhóm dân tộc chính sống tại nước Lào hiện nay, là một nhánh của các dân tộc sử dụng hệ ngôn ngữ Thái, những người mà cho tới thế kỉ 8 đã thiết lập vương quốc Nam Chiếu hùng mạnh ở phía tây nam Trung Quốc.

            Trong thời kì cổ trung đại, dân tộc Việt Nam đã trải qua 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc còn dân tộc Lào trong nhiều thập kỷ, cũng nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và Xiêm.

            Cuối thế kỉ XIX, Lào và Việt Nam cùng bị thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị tàn bạo. Nhân dân hai nước đã đoàn kết cùng nhau chiến đấu chống lại kẻ thù chung và đi đến thắng lợi cuối cùng.

Tuy nhiên so với lịch sử đất nước Lào, lịch sử Việt Nam trải qua nhiều biến cố, thăng trầm với những trang sử đen tối, đau thương và đầy uất hận. Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Sự tồn vong của một dân tộc đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.

Từ những nét tương đồng và khác biệt về địa lí, lịch sử, quan hệ ngoại giao đã dẫn đến bức tranh ngôn ngữ tộc người giữa hai nước là khá gần gũi và có cùng quan hệ cội nguồn và tiếp xúc.

Sự khác nhau chủ yếu giữa hai ngôn ngữ: tiếng Lào là một ngôn ngữ đơn tiết có cấu trúc CVC, có thanh điệu, âm tiết trùng với hình vị và từ nhưng lại vay mượn rất nhiều từ Pali và Sanskrit vốn là một ngôn ngữ biến hình đa tiết; trong khi đó, tiếng Việt vay mượn tiếng Hán vốn cùng loại hình. Sự khác nhau đó làm cho tiếng Lào trở thành ngôn ngữ có nhiều từ đa tiết và mỗi âm tiết đều không có nghĩa, làm cho cấu tạo từ của tiếng Lào trở nên khác biệt về mặt ngữ âm.            

Chữ Hán được mọi người Việt đều dùng từ thời Bắc thuộc và sau này, thời độc lập, người Việt vẫn dùng chữ Hán là ngôn ngữ quốc gia cho đến thế kỷ XX. Bên cạnh đó, người Việt dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt và có sự biến đổi thành chữ Nôm. Chữ Nôm chưa bao giờ được dùng làm quốc tự mà được sử dụng trong việc sáng tác thơ văn, ghi hương ước, gia phả… Chữ Latinh do các giáo sĩ phương Tây đưa vào để ghi tiếng Việt, ta gọi đó là chữ quốc ngữ. 

Chữ viết của người Lào lại vay mượn từ chữ Ấn Độ (Pali - Sanskrit), và chữ Phạn (Sanskrit) một loại chữ gãy ở miền Bắc Ấn Độ được dùng để ghi kinh Phật Đại thừa và phái Xay Nha Xạt thuộc đạo Bà la môn. Đó là chữ Thay Nhơ. Còn chữ Pali, loại chữ tròn được cải biến thành chữ Thặm. Cả hai thứ chữ trên được kết hợp lại thành chữ Lào ngày nay.

III. Kết luận

Như vậy, những nét tương đồng và khác biệt về các yếu tố địa lí, lịch sử và quan hệ ngoại giao giữa người Việt và người Lào đều là cơ sở để tạo nên nhiều nét tương đồng, dị biệt trong ngôn ngữ nói riêng, trong nền văn hoá giữa hai dân tộc nói chung. Đó cũng là chất keo gắn kết lâu dài giữa hai đất nước nhằm phát huy truyền thống hữu nghị trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác, phát triển toàn diện trên mọi mặt, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa như lời Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã từng khẳng định: “Núi có thể mòn. Sông có thể cạn. Song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1] Phạm Đức Dương (1998), Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 385 tr.

[2] Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb Văn hoá-Thông tin, H, 778 tr.

Sinh viên tiêu biểu



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.