foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Trong xu thế kinh tế “mở” hiện nay, Việt Nam ngày càng chào đón nhiều người nước ngoài đến công tác và học tập. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ, bất đồng tiếng nói khiến những người nước ngoài khá “bối rối”. Bởi vậy nên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trở thành một “công việc mới” trong xã hội. Tuy nhiên, để có thể trở thành giáo viên dạy tốt, hiệu quả, cần có những tố chất sau đây.

 

1. Biết phương pháp dạy Tiếng Việt

Để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thật tốt, bạn cần biết cách dạy sao cho thật dễ hiểu, dễ áp dụng và giúp “học sinh” có thể sử dụng tiếng Việt thật tốt. Bằng tư duy sáng tạo, bằng cách sử dụng các công cụ trực quan như: tranh ảnh, sách báo, công cụ hỗ trợ học tập và đặc biệt là ngôn ngữ hình thể, bạn sẽ đem đến kiến thức tốt nhất cho học viên nước ngoài.

Tại Khoa tiếng Việt Trường Đại học Hà Tĩnh, với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có người trên 10 năm, các giảng viên đã đúc rút và đưa ra cho bản thân mình nói riêng và cho tập thể nói chung phương pháp dạy tiếng Việt thích hợp, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng người học đặc thù là Lưu học sinh Lào. Khác với người nước ngoài như Anh, Pháp, Mỹ,… (dùng chữ latinh), người Lào lại dùng chữ tượng hình nên sẽ khó khăn hơn cho các em khi học tiếng Việt, đặc biệt lại là tiếng Việt có dấu. Thời gian đầu em làm quen khá khó khăn với các thanh điệu trong tiếng Việt. Nhưng với kinh nghiệm giảng dạy qua nhiều khóa học, giáo viên đã giúp các em biết cách phân biệt các thanh điệu sao cho dễ nhớ và dễ sử dụng, từ đó tự điều chỉnh trong quá trình các em học tiếng Việt. càng ngày các em càng tiến bộ rõ rệt hơn.

 

2. Am hiểu tiếng Việt và văn hóa Việt

Để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chắc chắn bạn phải am hiểu sâu sắc về tiếng Việt Nam thì mới dạy tốt được. Bạn phải nắm được những nguyên âm, phụ âm, cách phát âm, cách ghép từ, cách đặt câu, ngữ pháp…thì mới truyền thụ được kiến thức cho “học sinh” của mình.

Những người nước ngoài họ có mục tiêu chính là giao tiếp, có những người chỉ cần đọc và viết, có người cần nghe và nói nhưng rất nhiều người thì cần cả 4 kỹ năng. Vì thế mà kiến thức của bạn phải chắc chắn để có thể dạy đúng kiến thức chuẩn cũng như bồi dưỡng được năng lực cho “học sinh”.

Ngoài ra,với những học viên là những người nước ngoài đang làm những vị trí quản lí như: Trưởng phòng, giám đốc,… thì họ sẽ cần hiểu và được chia sẻ nhiều hơn về văn hóa, kinh tế, chính trị,… Việt Nam. Vì thế mà một giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài rất cần có kiến thức tổng thể về nhiều lĩnh vực.

Đối với sinh viên Lào tại Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Hà Tĩnh, mục đích chính các em học tiếng Việt là để chuẩn bị cho việc học sâu vào chuyên ngành đại học/cao đẳng, do đó yêu cầu về tiếng Việt của các em cao hơn, kĩ hơn. Các giáo viên vì thế cũng phải chuẩn bị kiến thức kĩ càng hơn, chi tiết hơn, nhất là về khả năng phát âm phải tốt để các em học theo. Đối với các lĩnh vực thầy cô ít có kinh nghiệm như y tế, kế toán, ngân hàng,…thì giáo viên phải tự tìm hiểu kiến thức, học hỏi các giáo viên chuyên ngành để có bài giảng phù hợp, dễ hiểu cho các em làm quen ban đầu.

 

3. Tự tin và kiên nhẫn

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chính là một hình thức giao tiếp cao cấp. Bạn sẽ đối thoại, giao tiếp và truyền đạt thông tin cho “học sinh” của mình. Vì thế, cần làm chủ tình thế và tự tin trong mọi tình huống.

Có thể, “học sinh” của bạn là người lớn tuổi hơn, có thể họ là những ông chủ lớn, hoặc đơn giản là người kém tuổi nhưng rất “ma lanh” và hóm hỉnh. Họ sẽ thường xuyên có những câu hỏi rất “ngộ nghĩnh” và “hóc búa” dành cho bạn. Bởi đơn giản, họ không biết, không hiểu về tiếng Việt, lúc này, bạn cần hiểu biết, cần kiên nhẫn và tự tin giảng giải cho họ hiểu những gì bạn muốn nói.

Tại Khoa Tiếng Việt, “tự tin - kiên nhẫn - nhiệt tình” luôn là những yếu tố ưu tiên hàng đầu trong mỗi giờ dạy của giáo viên. Các em lưu học sinh (LHS) chủ yếu trong độ tuổi 17-20 rất nhiều, ngoan ngoãn nhưng cũng rất tinh nghịch, cứng đầu, không phải lúc nào cũng làm theo yêu cầu của giáo viên. Do đó giáo viên luôn phải kiên nhẫn, tự tin với kiến thức và khả năng giảng dạy của mình, nhiệt tình hướng dẫn thì học sinh mới hợp tác và kết quả buổi học cũng tốt hơn.

 

4. Chuẩn bị giáo án kỹ càng

Trước khi bước vào một buổi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giáo án là thứ không được phép chuẩn bị sơ sài. Bởi trong buổi học, có thể “học sinh” của bạn có trình độ cao hơn bạn tưởng, họ sẽ học rất nhanh, không cẩn thận, bạn sẽ bị “cháy giáo án”.

Và cũng có rất nhiều trường hợp, người nước ngoài họ hỏi những câu “hóc búa”, vặn vẹo bạn để hiểu ra vấn đề. Có thể chỉ đơn giản tại sao lại gọi là “con bò cái”, mà không gọi là “con bò nữ” chẳng hạn…Vì thế mà giáo án của bạn phải thật chặt chẽ và chuẩn bị kỹ càng từng chút một.

Giáo trình của giáo viên Khoa Tiếng Việt luôn được góp ý, chỉnh sửa, bổ sung qua từng năm học làm sao để chính xác nhất, phù hợp nhất và dễ học nhất cho LHS Lào. Trong quá trình dạy, nếu có sai sót cũng sẽ cập nhật kịp thời để mọi người điều chỉnh. Bên cạnh nội dung trong giáo trình, giáo viên còn phải bổ sung thêm tranh, ảnh, video, câu chuyện có thật để học sinh dễ hiểu hơn.

 

5. Hóm hỉnh, hài hước

Đây là tố chất không phải ai cũng có nhưng muốn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thành công, bạn cần “tạo ra” tố chất này cho mình. Người xưa có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, vì thế, học tiếng Việt không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao.

Nếu bạn không hóm hỉnh, không có sự vui tươi thì buổi học sẽ rất căng thẳng hoặc nhàm chán. Hãy luôn luôn hóm hỉnh, vui vẻ, tạo nên sự vui tươi, hấp dẫn để buổi học được thuận lợi và thành công hơn.

Mỗi giờ học của LHS đều trải qua khá vui vẻ, nhất là giờ từ vựng. Giáo viên sẽ dựa trên từ vựng tiếng Việt, lấy ví dụ hóm hỉnh để các em vừa vui vẻ nhưng cũng dễ hiểu nghĩa của từ vựng đó.

 

6. Sáng tạo

Đây là tố chất không thể thiếu của một người giáo viên. Sáng tạo trong cách dạy, sáng tạo trong cách học, trong cách truyền đạt sẽ giúp những người nước ngoài học nhanh hơn. Họ liên tưởng tốt hơn, ghi nhớ sâu hơn sẽ học tiếng Việt tốt hơn.

Có thể đơn giản là bạn dùng tranh ảnh, dùng những trò chơi, những đồ vật gần gũi để giúp “học sinh” dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn, buổi học sẽ thành công rực rỡ.

Khả năng sáng tạo của giáo viên Khoa Tiếng Việt đều tăng thêm qua mỗi năm học, mỗi khóa học. Cùng một bài giảng, năm này giáo viên dạy cách khác, năm sau đã có cách dạy khác hơn, sáng tạo hơn giúp học sinh dễ hiểu hơn. Năm tiếp sau đó giáo viên lại sáng tạo ra một cách giảng hay và khoa học hơn nữa. Vì thế sáng tạo là điều tất yếu đối với những giáo viên yêu nghề và tâm huyết với nghề dạy tiếng Việt tại đây.

 

Dù là dạy tiếng Việt hay bất kì ngoại ngữ nào, mỗi giáo viên cần phải hội tụ cho mình đủ sáu yếu tố cơ bản trên để hoàn thiện bản thân trong công việc giảng dạy, đem lại hiệu quả tốt nhất. Tiếng Việt đang ngày càng được nhiều người nước ngoài quan tâm và theo học, do đó, với những tố chất trên, hy vọng rằng việc dạy tiếng Việt sẽ ngày càng có kết quả tích cực và được lan rộng trên khắp thế giới. 

 

Tài liệu tham khảo:

https://ivina.edu.vn/vi/to-chat-can-co-cua-giao-vien-day-tieng-viet-cho-nguoi-nuoc-ngoai/



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.