foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Nâng cao năng lực tự học cho Sinh viên thông qua hoạt động đọc

Tự học là sự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của bản thân của người học để hướng tới những mục đích học tập nhất định. Các nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu vấn đề tự học dưới nhiều góc độ, nhưng một cách chung nhất có thể hiểu tự học là quá trình tự…
Default Image

Cái tôi cá nhân trong thơ nữ sau 1975

1. Vài nét về thơ thơ nữ sau 1975 Thơ trữ tình sau 1975 là một giai đoạn phát triển mới…

Dạy tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào bằng các trò chơi

Dạy học Tiếng Việt muốn đạt được hiệu quả cao cần phải có sự tham gia của nhiều yếu tố.…
Default Image

Thi phẩm “Tôi yêu em” của Puskin và “Tương tư” của Nguyễn Bính từ góc nhìn so sánh

1. ĐẶT VẤN ĐỀ So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm văn học của…

Câu lạc bộ “Tiếng Việt yêu thương”- nơi thăng hoa cùng tiếng Việt

Hòa trong không khí vui tươi, rộn ràng chào đón ngày Tết cổ truyền Bunpymay của các bộ…

 

         Mỗi dân tộc trên thế giới có mỗi hình thức cưới hỏi đặc trưng. Nhân dân Lào cũng vậy, từ xưa đến nay họ có hình thức cưới hỏi mang đậm bản sắc văn hóa của mình.

   Ở Lào, việc cưới hỏi  được tiến hành theo phong tục tập quán. Thời gian tổ chức lễ kết hôn thường sẽ được tổ chức sau hội Mãn chay và tháng đó thường là tháng chẵn.  Địa điểm tổ chức lễ phước lành được quy định tổ chức ở nhà cô dâu. Lễ cưới thì tổ chức theo các cơ quan khác nhau, thường sẽ tổ chức ở hội trường các cơ quan, khách sạn hoặc tại nhà riêng của cô dâu chú rể. Thời gian tổ chức thì thường là vào ngày nghỉ.

   Trước khi tổ chức lễ cưới bên nhà trai sẽ cùng bố mẹ và người lớn mà mình kính trọng cùng đến chơi nhà gái còn được gọi là đi xin dâu. Sau khi thống nhất với nhau, người lớn hai bên sẽ cùng nhau tìm ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ kết hôn. Trước ngày cưới một ngày bên nhà trai và nhà gái sẽ có bạn bè, anh em họ hàng đến tụ tập và trò chuyện chia vui với nhà cô dâu và chú rể.

     Trong ngày cưới, cô dâu và chú rể phải dậy từ sớm để chuẩn bị quần áo, đồ trang sức và trang điểm thật đẹp để chuẩn bị tiến hành nghi lễ. Chỗ ngồi của cô dâu và chú rể được sắp xếp riêng, chú rể sẽ ngồi cạnh trưởng họ bên nhà trai, còn cô dâu ngồi cạnh trưởng họ bên nhà gái. Sau đó, người chủ hôn sẽ tiến hành nghi lễ theo thủ tục và tuyên bố cô dâu chú rể trở thành vợ chồng.

  Theo phong tục tập quán nghi lễ cưới hỏi sẽ bắt đầu bằng việc rước rể. Trước khi bước vào nghi lễ chú rể sẽ được rửa chân trước, người rửa chân cho chứ rể thường là em gái hoặc cháu gái của cô dâu. Khi vào nghi lễ chú rể lại ngồi sát bên cô dâu. Sau đó thầy cúng sẽ là người hướng dẫn trong việc thực hiện làm lễ cầu vía. Lễ sẽ bắt đầu với việc buộc chỉ cổ tay cho thầy cúng, người già trước sau đó đến việc gọi hồn, bón trứng, buộc chỉ cổ tay tặng mâm cúng và đưa dâu đưa rể. Người được chọn để đưa dâu đưa rể  là phụ nữ cao tuổi, không li hôn hay góa bụa và là người đảm đang.

  Sau khi kết thúc nghi lễ, người chủ hôn mời khách nhập tiệc. Trong thời gian này cô dâu chú rể mời rượu khách và gửi lời cảm ơn tới từng người một và mỗi người khách sẽ chúc mừng đôi vợ chồng trẻ thêm một lần nữa.

    Việc kết hôn là theo phong tục tập quán và đời sống của người Lào từ xa xưa. Trước khi tổ chức lễ cưới cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Hiện nay hình thức cưới hỏi cũng có sự thay đổi theo thị hiếu của xã hội đặc biệt là ở các thành phổ lớn. Các cặp đôi sẽ là người quyết định sẽ tổ chức theo kiểu nào và theo mức nào tùy thuộc vào địa vị, kinh tế của mình.

  • Một số hình ảnh về phong tục hôn nhân của người Lào

Sinh viên tiêu biểu



Copyright © 2023 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.