foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Một số vấn đề về nguồn gốc ngôn ngữ Việt- Lào

Việt Nam và Lào tuy hai quốc gia có nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều là những nước nằm trong khu vực Đông Nam Á có chung biên giới. Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam - Lào đặt trong sự so sánh, đối chiếu giúp chúng tôi tìm ra những điểm giống và khác biệt…

Khoa Tiếng Việt – một nốt nhạc trong bài ca về tình hữu nghị Việt - Lào

Khoa Tiếng Việt được đổi tên từ ngày 01/01/2017 theo Quyết định số 2313/QĐ-TĐHHT của Hiệu…
Default Image

Mái trường và em

Mới ngày nào bỡ ngỡ Bước chân lên giảng đường Em tập làm cô giáo Với phấn trắng, bảng đen…
Default Image

Cách so sánh liên tưởng trong quá trình sáng tạo câu đố về loài vật.

Câu đố là một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận: bộ phận lời đố và bộ phận lời…
Default Image

Một số đóng góp của Hoàng Giáp Lê Tuấn trên lĩnh vực văn học, sử học và quân sự trong lịch sử Việt nam nữa cuối thế kỹ XIX (Phần tiếp theo)

2. Về lĩnh vực văn học, sử học Trước tác của Lê Tuấn hiện chỉ còn hai quyển “Yên thiều…

Tín ngưỡng thờ cúng của người Lào

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với…

 

Thực hiện chỉ đạo của BGH, sáng ngày 8/10/2017 tổ Xã hội, Trường TH, THCS và THPT Đại học Hà Tĩnh và khoa Tiếng Việt đã mời TS Nguyễn Trọng Đức- giáo viên Văn trường PTTH Chuyên Hà Tĩnh về nói chuyện, trao đổi một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn. Đến dự buổi nói chuyện có đồng chí Phan Đình Anh – Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các đồng chí giáo viên trong tổ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ then chốt, quan trọng hàng đầu, là  nhân tố quyết định chất lượng giáo dục nhà trường. Không có thầy giỏi thì khó có trò giỏi. Nhà hiền triết, đại thi hào Tagor đã khẳng định “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy thì được một thế hệ”. Muốn nâng cao chất lượng mũi nhọn trước hết phải nâng cao chất lượng giáo viên. Bên cạnh các giải pháp quan trọng về nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên cần nắm vững tinh thần đổi mới để thực hiện trong quá trình dạy học của mình. Tại buổi nói chuyện TS Nguyễn Trọng Đức đã tập trung nhấn mạnh những vấn đề cơ bản trong đổi mới dạy học môn Ngữ Văn hiện nay: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện PP tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh; Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều; Thay việc chú trọng cung cấp kiến thức bằng việc tập trung dạy cho học sinh cách học, cách tư duy; Chuyển hướng từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực; Đẩy mạnh các phương pháp thực hành, vận dụng công nghệ thông tin; chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cùng những hình thức dạy học phù hợp...

Đây là buổi nói chuyện hết sức có ý nghĩa, giúp các giáo viên có cái nhìn đầy đủ hơn về tình thần đổi mới và một số vấn đề thời sự văn học để họ định hướng tốt hơn trong quá trình dạy học môn Văn ở trường TH, THCS và THPT  Đại học Hà Tĩnh.

Sinh viên tiêu biểu



Copyright © 2025 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.