foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Một số vấn đề về nguồn gốc ngôn ngữ Việt- Lào

Việt Nam và Lào tuy hai quốc gia có nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều là những nước nằm trong khu vực Đông Nam Á có chung biên giới. Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam - Lào đặt trong sự so sánh, đối chiếu giúp chúng tôi tìm ra những điểm giống và khác biệt…

Khoa Tiếng Việt – một nốt nhạc trong bài ca về tình hữu nghị Việt - Lào

Khoa Tiếng Việt được đổi tên từ ngày 01/01/2017 theo Quyết định số 2313/QĐ-TĐHHT của Hiệu…
Default Image

Mái trường và em

Mới ngày nào bỡ ngỡ Bước chân lên giảng đường Em tập làm cô giáo Với phấn trắng, bảng đen…
Default Image

Cách so sánh liên tưởng trong quá trình sáng tạo câu đố về loài vật.

Câu đố là một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận: bộ phận lời đố và bộ phận lời…
Default Image

Một số đóng góp của Hoàng Giáp Lê Tuấn trên lĩnh vực văn học, sử học và quân sự trong lịch sử Việt nam nữa cuối thế kỹ XIX (Phần tiếp theo)

2. Về lĩnh vực văn học, sử học Trước tác của Lê Tuấn hiện chỉ còn hai quyển “Yên thiều…

Tín ngưỡng thờ cúng của người Lào

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với…

 

 

 Từ bao đời nay, hoa chămpa đã gắn bó với người Lào không chỉ như người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu trưng văn hoá bén rễ sâu trong tâm thức người dân nơi đây. Trong muôn vàn các loài hoa với bao sắc hương lộng lẫy,  Chămpa đã trở thành “Quốc hoa Lào” .

Hoa Chămpa có màu sắc tinh khiết, mùi hương thanh nhã, thơm ngát, tượng trưng vẻ đẹp tâm hồn sự chân thành, đôn hậu, hiền hòa và của nhân dân Lào. Hoa được trồng phổ biến trên lãnh thổ, đặc biệt là ở các khu vực gần các tu viện, chùa tháp. Cách trung tâm Thủ đô Viêng Chăn của Lào hơn 10km về phía Nam, có một vườn hoa Chămpa với hơn 250 loài và đủ sắc màu. Vườn hoa Chămpa lớn nhất này đang trở thành điểm đến hấp dẫn của không chỉ người dân trong nước mà cả du khách quốc tế.

       Đến với đất nước Lào vào các dịp lễ, tết, từ những bản làng xa khuất, dọc những cánh rừng, hay ngay cả giữa thủ đô Viêng Chăn đều ngát hương hoa Chămpa. Theo phong tục của người Lào, vào dịp Tết cổ truyền Bunpimay, người dân Lào thường kết từng vòng hoa Chămpa cài trên tóc để cầu mong điều may mắn tốt lành sẽ đến trong dịp năm mới. Khách đến chơi nhà trong dịp Tết sẽ được gia chủ cài hoa Chămpa trên ngực áo và buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Những đôi trai gái yêu nhau thường trao tặng những bông hoa Chămpa để nói lên tình yêu tha thiết, thủy chung của mình. Từng đôi nam nữ Lào thể hiện điệu múa Lămvông không chỉ bằng đôi tay dẻo, đôi chân nhịp nhàng, mà còn làm duyên với những bông Chămpa cài bên đầu làm cho điệu múa truyền thống của dân tộc Lào mang vẻ đẹp độc đáo có sức hút lạ thường và .

         Trong ngày Tết của Lào, vui nhất là ở các chùa chiền, mọi người sẽ mua nước được ngâm từ các loài hoa thơm đặc biệt là hoa Chămpa bỏ vào lọ, vào bình, vào xô, chậu để  tắm cho Phật. Những thứ nước ngâm các loại hoa này rất có ý nghĩa và khi tưới lên các tượng Phật nhiều thì người dân sẽ được hưởng lộc nhiều và năm mới luôn bình an, vì người Lào quan niệm Phật tượng trưng cho sự thiêng liêng cao quý nên phải dùng nước thơm, có màu vàng đặc trưng.

    Đối với người dân Lào, hoa chămpa là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật... Không phải ngẫu nhiên, bài hát "Champa Muang Lao" và "Duang Champa" viết về hoa Champa được mọi người dân Lào thuộc lòng và phổ biến rộng rãi. “… Hoa đẹp cham-pa, đã bao đêm ngày, hoa đấy người đây, hoa vẫn ngạt ngào thơm ngát mùi hương, tháng năm còn vương…”, những ca từ ngọt ngào, bay bổng, thiết tha ấy đã làm thăng hoa đời sống tinh thần, dâng trào bao cảm xúc, niềm vui trong cuộc sống. Và mỗi lần lắng nghe những ca khúc ấy, tôi nhận ra không có loài hoa nào lại có ý nghĩa  sâu sắc về tình yêu, tình đoàn kết Việt – Lào như hoa Chăm pa.

Hoa Chămpa xứng đáng là quốc hoa, là biểu tượng văn hóa của đất nước Lào thân yêu.

 

 

Sinh viên tiêu biểu



Copyright © 2025 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.