foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ


Default Image

Thi phẩm “Tôi yêu em” của Puskin và “Tương tư” của Nguyễn Bính từ góc nhìn so sánh

1. ĐẶT VẤN ĐỀ So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm văn học của Việt Nam và các nước khác trên thế giới có cùng thể loại, cùng đề tài, cùng nguồn cảm hứng...quả là đã mang đến nhiều điều bất ngờ, thú vị. Bởi nói như Vương Trí Nhàn, đó…

Câu lạc bộ “Tiếng Việt yêu thương”- nơi thăng hoa cùng tiếng Việt

Hòa trong không khí vui tươi, rộn ràng chào đón ngày Tết cổ truyền Bunpymay của các bộ…
Default Image

Cái nhìn về thời gian- một nét độc đáo trong thi pháp thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8

Tính chất “cách mạng thi ca” của Thơ mới trước hết là ở cái nhìn thế giới. Những quan…
Default Image

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học                                            

Đặt vấn đề Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,…
Default Image

Mái trường và em

Trần Mai Phương Giảng viên Khoa Tiếng Việt Mới ngày nào bỡ ngỡ Bước chân lên giảng đường…

Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động Khoa Tiếng Việt năm học 2022-2023

Thực hiện kế hoạch số 78/KH-TĐHHT ngày 10/10/2022, chiều ngày 17/10/2022, Hội nghị Cán…

 

            Váy (người Lào gọi là xỉn máy) là trang phục gắn bó với cuộc sống của phụ nữ Lào từ bao đời nay. Nó cũng trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Lào.

Váy Lào có 2 loại đó là: váy làm bằng sợi bông và váy tơ tằm. Cách gọi tên váy thường gọi theo chất liệu và hoa văn của váy như: máy mon, máy lap và lai nak. Trước đây, Tất cả con gái ở nông thôn trước khi lập gia đình thì cần phải biết dệt trang phục cho mình đặc biệt là váy. Theo phong tục tập quán, thời kỳ trước, phụ nữ Lào ở một số địa phương trước khi kết hôn cần phải dệt khoảng 20 – 30 tấm vải để tặng cho anh em bên chồng . Vì thế, việc dệt váy chủ yếu là làm thủ công tại các gia đình.

            Các bước để sản xuất váy tơ tằm là công việc không đơn giản. Đầu tiên cần sản xuất được sợi tơ, trước khi có được sợi tơ thì cần phải trồng dâu và nuôi tằm. Họ trồng dâu để lấy lá dâu làm thức ăn cho con tằm. Từ đó, nuôi con tằm cho đến lúc tằm nhả tơ và kén tằm, rồi lấy kén tằm đi luộc để lấy tơ nên họ mới gọi là gỡ sợi tơ hay cuốn tơ. Khi đã có sợi tơ rồi mới lấy sợi tơ để dệt thành vải theo nhu cầu.

            Nói chung, trong cuộc sống hàng ngày phụ nữ Lào chỉ dùng mỗi váy làm bằng sợi bông còn váy làm bằng sợi tơ tằm thì để dùng trong các dịp lễ như: đi cưới hay trong các lễ hội quan trọng khác. Nếu có đủ bộ thì họ sẽ mặc cả bộ váy tơ tằm, làm cho họ đẹp hơn để lôi cuốn người đối diện. Váy tơ tằm là sản phẩm thủ công hàng đầu của phụ nữ Lào. Váy tơ tằm không chỉ thể hiện giá trị của tơ tằm mà nó còn thể hiện sự khéo léo, lành nghề của phụ nữ Lào. Vì thế, nếu cô gái Lào nào có khả năng và kinh nghiệm về việc này sẽ thu hút được sự quan tâm của các nam giới.

          Giống như những nét đẹp văn hóa khác, váy Lào được coi như một nét văn hóa đặc trưng của đất nước Lào. Phụ nữ Lào từ già tới trẻ, từ lớn đến bé ai cũng đều mặc những chiếc váy truyền thống này.

                                                                

                                                                                          

 

                                              

 

Sinh viên tiêu biểu



Copyright © 2023 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.