1. Nguyên nhân, thực trạng
Tìm hiểu về đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Việt và và ttiếng Lào chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Điểm khác biệt rõ nhất là về thanh điệu: Tiếng Lào có bốn thanh điệu còn tiếng Việt có 6 thanh điệu. Hơn nữa, vị trí của thanh điệu của tiếng Việt và tiếng Lào cũng khác nhau. Vị trí thanh điệu tiếng Lào được đặt ở trên hoặc dưới phụ âm, có khi ở trên nguyên âm tùy vào vị trí của nguyên âm trong cấu trúc âm tiết, còn tiếng Việt các dấu được đặt ở nguyên âm chính. Ngoài ra âm sắc thanh điệu tiếng Lào không hoàn toàn trùng khớp với thanh điệu tiếng Việt. Do vậy, sai về thanh điệu dẫn đến sai về nghĩa. Không nắm vững cách ghép âm, ghép vần, nhầm lẫn các phụ âm, nguyên âm, âm chính dẫn đến viết sai chính tả và sai về nghĩa. Chúng ta biết, tiếng Lào có 32 phụ âm còn tiếng Việt chỉ có 23 phụ âm, có 3 phụ âm tiếng Việt “ g, ch, tr” không có âm tương ứng trong tiếng Lào. Do vậy, trong khi nói và viết tiếng Việt sinh viên Lào vẫn có thói quen đó, nên dẫn tới việc viết từ sai.
Thanh điệu trong tiếng Việt là bộ phận không thể thiếu của ngữ âm và góp phần làm nên bản sắc độc đáo cho tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn tiết điển hình. Tuy nhiên, thanh điệu không chỉ là yếu tố của ngữ âm mà chúng còn là một thành tố quan trọng để tạo ra nghĩa và phân biệt nghĩa cho từ. Vì vậy, chỉ cần thanh điệu sai là nghĩa của từ thay đổi hoàn toàn.
Qua thực tế giảng dạy các khóa sinh viên Lào học tiếng việt ở trường ĐH hà Tĩnh thì chúng tôi thấy rằng: phần lớn họ gặp khó khăn về thanh điệu, họ thường nhầm lẫn và chỉ phát âm được lơ lớ các thanh. Chính vì phát âm không chuẩn dẫn đến viết cũng không chính xác và gây ra lỗi sai về nghĩa của từ rất nhiều. Qua việc kiểm tra chính tả hàng ngày cho sinh viên chúng tôi cũng phát hiện các em sai lỗi về chính tả rất nhiều.
Câu viết và nói của sinh viên Lào |
Câu đúng |
Tôi chắm chỉ học tập Tôi không có thời gian rồi. Bênh viên là nơi làm việc của bác sĩ Tôi học tiếng Việt một nam Em học giỏi, bố mẹ em hai lòng Lông tốt của con người có giới hạn Em muốn có ngề ngiệp ổn định |
Tôi chăm chỉ học tập Tôi không có thời gian rỗi. Bệnh viện là nơi làm việc của bác sĩ Tôi học tiếng Việt một năm Em học giỏi, bố mẹ em hài lòng Lòng tốt của con người có giới hạn Em muốn có nghề nghiệp ổn định |
2. Biện pháp khắc phục
Từ thực tế giảng dạy tiếng Việt nhiều năm, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau, để việc dạy học tiếng Việt đạt hiệu quả cao. Cụ thể:
Trước hết, để khắc phục các hiện tượng sai về lỗi thanh điệu, giáo viên cần chú trọng rèn luyện thanh điệu từ những bài đầu tiên.
Thứ hai là trong quá trình dạy, giáo viên phải luôn có ý thức giúp học sinh sửa phát âm, nhắc lại thường xuyên những nguyên tắc phát âm thanh điệu cũng như các nguyên âm, phụ âm khó. Chú trọng phát âm đúng, rõ các thanh điệu đặc biệt thanh “hỏi” và thanh “ngã”; các chữ cái s/x; l/n; ch/tr…
Thứ ba là ở lỗi sai chính tả dẫn đến sai về nghĩa: Giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện phát âm và có phương pháp dạy học phát âm phù hợp.
Thứ tư là đối với phần luyện kĩ phát âm thì việc so sánh giữa các tiếng, các từ có cách phát âm gần giống nhau mà người học hay nhầm lẫn là rất quan trọng. Chẳng hạn giáo viên yêu cầu sinh viên phát âm nhiều lần các vần, các tiếng, sau đó cần cho sinh viên thấy sự khác nhau về nghĩa giữa các tiếng đó từ đó.
Hơn nữa, giáo viên cần thống kê các thanh điệu, các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối mà sinh viên hay nhầm lẫn để khi dạy lưu ý sinh viên, hoặc so sánh, phân tích, đối chiếu sự giống và khác nhau nhằm tránh các lỗi sai của các em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Ngọc Chừ, (2002) Tạp chí Ngôn ngữ số 5 “Dạy TV với tư cách một ngoại ngữ”.
2. Phạm Đức Dương (1998), Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, HN
3. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb Văn hoá-Thông tin,
4. Phạm Đức Dương, Hoàng Trung sơn, Nguyễn Duy Hòa (1995) “Từ điển Lào – Việt”, NXB Chính trị Quốc gia.