foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Tự học là sự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của bản thân của người học để hướng tới những mục đích học tập nhất định. Các nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu vấn đề tự học dưới nhiều góc độ, nhưng một cách chung nhất có thể hiểu tự học là quá trình tự giác, độc lập, tích cực, sử dụng các năng lực trí tuệ, phẩm chất của bản thân người học để người học chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại và những kinh nghiệm lịch sử xã hội, biến những tri thức đó thành sở hữu của mình, hình thành kỹ năng, thái độ và ngày càng hoàn thiện nhân cách của bản thân người học.

Hoạt động tự học của sinh viên có thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi. Cứ khi nào sinh viên huy động mọi khả năng nhận thức hiện có của mình, tiến hành các hoạt động tìm tòi, khám phá tự giác, đứng trước mọi hiện tượng của thế giới khách quan là khi đó họ đang tiến hành tự học. Trong quá trình tự học của sinh viên, đọc sách được coi là khâu quan trọng đầu tiên giúp sinh viên tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp tự học hiệu quả. Để đọc sách hiệu quả thì sinh viên phải có phương pháp đọc, đó là:

Đọc tập trung và có suy nghĩKhi đọc sách cần phải tập trung tư tưởng, tập trung vào vấn đề mình đang đọc. Khi đọc chỗ chưa hiểu, chưa nắm vững cầm phải ngưng để đọc kỹ, ôn lại. Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến.

 Đọc liền mạch một nội dung cần thiết: Khi đọc bất kỳ cuốn sách nào, sinh viên nên đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách. Sau đó, tuỳ vào mục đích đọc mà  đọc kỹ  một lần hay nhiều lần. Cuối cùng là cần rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.

 Đọc có chọn lọc: Sinh viên không thể đọc tất cả mọi tài liệu mà phải chọn lọc vấn đề phù hợp để đọc.  Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này.

Đọc có ghi nhớ:  Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép để nhớ lâu. Đọc sách hoặc tài liệu giáo khoa cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung. Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan. Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay dẫn đến hình thành môi trường ảo, lối sống ảo, một bộ phận lớn sinh viên rất dễ tiếp thu cái mới bằng cách hoặc thể hiện mình trên các bàn phím hoặc thu mình lại không giao tiếp, giao lưu với các mối quan hệ khác với tư tưởng suy nghĩ lệch lạc… Sinh viên tự giác để tự học là vấn đề rất cần thiết và thật sự có hiệu quả khi có sự định hường kịp thời và phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1997), Quá trình dạy - tự học, Nxb Giáo dục.
  2. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXBĐH Sư phạm,2020.



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.