foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Thực hiện Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2016- 2017, Khoa Tiếng Việt đã tiến hành từng bước lập kế hoạch và xây dựng lộ trình, phương pháp dạy học tiếng Việt theo chuẩn Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Trên cơ sở ứng dụng các tiêu chuẩn của thông tư ở từng bậc của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, Khoa đã tổ chức xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt. Qua gần 1 năm thực hiện Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT của Bộ GD và ĐT, công tác giảng dạy và học tập tiếng việt cho Lưu học sinh Lào đã đạt những kết quả bước đầu. Tuy nhiên vấn đề chất lượng đào tạo tiếng việt cho học sinh Lào không chỉ là vấn đề trọng tâm mà còn mang tính lâu dài, thể hiện yêu cầu ngày càng cao của quá trình dạy và học trong bối cảnh hiện nay. Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào đạt chuẩn khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, ở trường Đại học Hà Tĩnh.

1. Giải pháp về chuẩn đầu vào

Chuẩn đầu vào là yếu tố mang tính quyết định đối với chất lượng, kết quả học tập của học sinh. Vì vậy nhà trường cần thảo luận, với Sở Ngoại vụ, sở Giáo dục và Thể thao Lào và các đơn vị liên quan để thống nhất một số tiêu chuẩn về trình độ của Lưu học sinh Lào trước khi các em sang Việt Nam học tập. Cụ thể là các em phải đạt kết quả tốt nghiệp bậc phổ thông trung học loại trung bình trở lên. Trình độ Tiếng Việt phải đạt cấp độ A1 theo khung tham chiếu tiêu chuẩn Châu Âu để học sinh có đủ khả năng học một năm tiếng Việt tại trường.

2. Về thời gian học tập

Lưu học sinh Lào khi sang Việt Nam sẽ có 10 tháng học tiếng Việt do giảng viên của Khoa Tiếng Việt trực tiếp giảng dạy. Nhưng một năm học tiếng Việt theo tôi là chưa đủ để các em có thể sử dụng thành thạo các thuật ngữ chuyên ngành  nên phần lớn các em còn gặp hạn chế khi tiếp cận chương trình học tập ở bậc đại học. Có thể thấy rõ kết quả đạt tốt nghiệp tiếng Việt hàng năm tương đối cao tuy nhiên khi vào học các chuyên ngành thì các em lại gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng chuyên nghành. Phần lớn học sinh một mặt do kiến thức về tiếng Việt cũng như các bộ môn khoa học và xã hội còn yếu nên thiếu tự tin, mặt khác do tính trì trệ , thiếu năng động dẫn đến việc chưa phát huy được tinh thần tự học , tự nghiên cứu – một yêu cầu và phương pháp học rất quan trọng đối với sinh viên đại học.Để khắc phục tình trạng này, theo tôi nhà trường và khoa cần tăng cường và phân bố lại thời gian học tiếng Việt, nhất là thời lượng học tiếng Việt chuyên nghành cho học sinh Lào. Song song với việc học tiếng Việt, nhà trường nên tổ chức các lớp học bổ túc kiến thức các môn văn hóa để bù lấp những lỗ hổng kiến thức do chênh lệch về khoảng cách giữa 2 chương trình phổ thông của hai nước.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất và trang thiết bị là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học. Để nâng cao chất lượng đào tạo tiếng việt cho học sinh Lào theo chuẩn năng lực đào tạo Tiếng Việt cho người nước ngoài thì lớp học cần có mạng Internet, các thiết bị nghe nhìn hiện đại như loa máy, màn hình chiếu, tivi…Trong những năm qua nhà trường đã đầu tư đầy đủ trang thiết bị cho các lớp học tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì các thiết bị dạy học này ít nhiều đã xuống cấp, hư hỏng . Vậy nhà trường nên tiến hành thay mới hoặc sữa chữa các thiết bị này, và ở một mức cao hơn là hướng tới  trang bị hệ thống dạy học tương tác tiên tiến. Với những môn học có tính đặc thù, cần sử dụng những thiết bị hiện đại nhất như môn: Nghe , Nói , Đọc tiếng Việt nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.

4. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng dạy

Hiện nay, đội ngũ cán bộ giảng viên Khoa tiếng Việt hầu hết đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, am hiểu sâu sắc tiếng Việt, năng động, sáng tạo, có thái độ tận tình trong công tác giảng dạy . Nhiều cán bộ biết tiếng Lào và có thể sử dụng để giao tiếp và giảng dạy với Lưu học sinh Lào bằng chính ngôn ngữ đó. Trong những năm qua trường đã tổ chưc các khóa học ngắn hạn dạy tiếng Lào cho đội ngũ cán bộ giảng viên, điều này đã giúp cán bộ quản lý và giảng viên thuận lợi hơn trong việc thực hiện giao tiếp thông thường với Lưu học sinh Lào khi thực hiện nhiệm vụ.  Để có thể đáp ứng yêu cầu ngày một cao của công việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, thì các cán bộ giảng viên cần chú trọng tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất là nâng cao khả năng sử dụng tiếng Lào như là một ngoại ngữ bổ trợ cho quá trình giảng dạy tiếng Việt .

5. Đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy

Với kinh nghiệm đào tạo tiếng Việt nhiều năm qua, Khoa Tiếng Việt đã xây dựng được một hệ thống bài giảng phong phú, thiết thực và hiệu quả. Từ sau thông tư 17/2015/TT-BGDĐT của Bộ GD và ĐT, Khoa đã tiến hành chỉnh lý các tập bài giảng và hiện nay bộ bài giảng đã đưa vào sử dụng và đạt chất lượng tốt. Bên canh đó phương pháp giảng dạy cũng được đổi mới theo hướng chú trọng phát triển các kĩ năng, phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Trong thời gian tới BCN Khoa cần chỉ đạo các giảng viên tiếp tục  bổ sung và hoàn thiện chương trình, giáo trình theo hướng giao tiếp và tương tác tích cực để phát triển các kĩ năng tiếng Việt, tăng cường các hoạt động nghe- nói tiếng Việt ở trên lớp, tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng Việt để học sinh có nhiều trải nghiệm hơn trong học tập.

Tóm lại, hợp tác đào tạo giữa trường Đại học Hà Tĩnh và Lưu học sinh Lào trong thời gian qua đã tiến những bước rất vững chắc, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước bạn Lào. Tuy nhiên vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo Tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào đạt chuẩn khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài đang là vấn đề quan tâm chung của các cấp lãnh đạo cũng như toàn thể CBGV, HSSV trong nhà trường. Hy vọng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của lãnh đạo nhà trường, của các đơn vị và mỗi cán bộ giảng viên, chất lượng đào tạo tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào ngày càng phát triển và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

 

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, ‘Thông tư 17/2015/TT-BGDDT Khung năng lực Tiếng Việt của người nước ngoài”, Nguồn Internet

2. GS.TS. Phan Công Nghĩa(2011), Nâng cao chất lượng đào tạo Lưu học sinh Lào và hiệu quả hợp tác đào tạo Việt –Lào, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “ Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020”



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.