foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gồm có 3 bộ tộc lớn đó là: Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng. Lào Lùm chủ yếu là sống ở vùng đồng bằng, họ đã tạo ra hầu hết các truyền thống cũng như phong tục của Lào. Quốc ngữ của Lào là lấy từ ngôn ngữ của những cư dân miền xuôi này. Quốc giáo Phật giáo cũng là tín ngưỡng của người Lào Lùm. Tộc Lào Thơng được coi là những cư dân nguyên thủy của Lào. Lào Thơng chiếm chiếm khoảng một phần tư dân số, đứng thứ hai về dân số trong cả nước. Tộc Lào Sủng là tộc người có những đặc trưng chủng tộc khác biệt nhất trong tất cả các bộ tộc ở Lào. Họ theo tín ngưỡng vật linh nhưng trong những nghi lễ tôn giáo hay yến tiệc có xen lẫn tục thờ cúng tổ tiên, đạo Phật và đạo Khổng. Người Lào Sủng nổi tiếng là khéo tay thể hiện qua  những vật dụng trang trí được làm bằng thổ cẩm hay bằng bạc được làm rất tinh xảo. Bên cạnh đó văn hóa kết hôn của người Lào Sủng cũng có những nét độc đáo riêng.

  1. Chuẩn bị trước đám cưới

Trước tiên, nhà chú rể phải đi nhờ 2 người làm người đại diện cho nhà trai, 1 người làm trưởng đoàn, 1 người làm phó đoàn. Nguyên tắc để đi nhờ là khi đến cổng của người thì mình sẽ nhờ thì phải đi vào bằng cổng sau của ngôi nhà, khi vào trong nhà rồi thì phải lấy mâm cơm nhỏ đặt nhanh ở giữa nhà lấy thêm 1 chai rượu cùng với 2 cái cốc đặt ở trên mâm cơm xong rồi mới gọi người mà mình sẽ nhờ ra ngồi cùng và rót rượu cho người đó khi nhờ được rồi thì cầm lấy chai rượu và tiếp tục đi nhờ người thứ 2 nguyên tắc đi xin giống như trên.

Tiếp đến là nhờ người làm phù rể: Phù rể thường là em hoặc cháu, có vợ hay chưa có vợ đều được, nguyên tắc đi nhờ cũng giống như nhờ người đại diện, nếu là người quen biết thì chỉ cần đến nói cho người đó biết là được.

Nhờ người làm phù dâu: phù dâu thường là em họ hoặc em ruột nhưng phải là người chưa lập gia đình. Nếu là em gái thì không cần nhờ chỉ cần nói em biết là được còn nếu là người khác thì phải đi xin bố của người con gái với nguyên tắc xin giống như trên.

2. Chuẩn bị của nhà trai khi đi xin dâu

Mổ 1 con lợn hoặc 34 con gà để làm cơm cho những người giúp việc chuẩn bị cho việc đi đón dâu. Làm 2 con gà nấu chín cho vào gùi để ăn dọc đường. Làm 1 con gà nấu chín, 1 chai rượu,  cơm và 2 cái thìa cho vào gùi để mang đến cho bố mẹ cô dâu.

3. Chuẩn bị của bố mẹ cô dâu

Chuẩn bị đủ gạo, rượu và một số thứ khác. Chuẩn bị 2 con lợn, 1 con bò hoặc 1 con trâu, gà 7 đến 8 con

4. Khi nhà trai đến nhà gái

Khi nhà trai đến cổng nhà gái người hướng dẫn cầm ô đi trước nhưng chưa vào nhà, cần phải hỏi bên nhà gái có kiêng hay không, khi nhà gái mời vào nhà trai chưa vào liền mà phải xin vào bằng tục ngữ rồi mới vào nhà.

Khi nhà trai vào trong nhà: Nhà gái bảo nhà trai đặt đồ xuống và ngồi nghỉ nhưng nhà trai chưa ngồi và cần phải đứng 1 lúc ở giữa nhà sau đó người đại diện họ nhà trai lấy ô treo vào tường nhà rồi mới được ngồi nghỉ. Khi ngồi được 1 lát cả 2 người đại diện lấy thuốc lá chia cho từng người một. Một điều bắt buộc đó là mọi người ở trong nhà phải có đủ 2 điếu thuốc.

5. Việc sắp xếp người ngồi trong đám cưới

-         Người đại diện của hai nhà phải ngồi đối diện với nhau

-         Chú rể ngồi cạnh người đại diện

-         Anh trai đầu của cô dâu ngồi bên cạnh chú rể

-         Phù rể ngồi cạnh anh trai cả

-         Em trai của cô dâu ngồi cạnh phù rể

-         Những người lớn tuổi ngồi ở phía trên

-         Những người còn lại ngồi ở phía dưới.

6. Nhà gái chuẩn bị đồ cho con gái đi lấy chồng

Tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình bố mẹ có thể cho vàng, tiền….Sau khi chuẩn bị xong thì đưa cho người đại diện tặng cho con gái.

7. Chuẩn bị cơm và những vật dụng  khác

Nấu 2 con gà cùng với cơm bọc bằng lá chuối, nếu nhà trai đưa đến 2 cái thìa thì bố mẹ nhà gái phải lấy 2 cái thìa đó cất đi rồi lấy 4 cài thìa của nhà mình đưa cho nhà trai có nghĩa là nếu nhà trai đưa đến bao nhiêu thìa thì phải đưa lại gấp đôi.

Nấu 1 con gà  bọc cùng với cơm bằng lá chuối đưa cho bố mẹ chú rể để đem dâng cho ma nhà, ma giữ thành hay dâng cho những người thân đã mất.

Làm một số con gà cho những người phục vụ trong đám cưới của chú rể.

8.Tập tục ăn cơm ở giữa đường

 Một điểm đặc biệt của tục cưới hỏi của dân tộc Lào Sủng đó là ăn cơm ở giữa đường.  Tập tục này đã được tổ tiên truyền lại nên dù ở xa, hay gần kể cả là cùng làng xóm láng giềng cũng phải có tục này. Trong trường hợp nhà xa nhau thì đi được nửa đường mới ăn. Còn nếu là làng xóm láng giềng thì cần phải ra khỏi làng ăn xong mới vào nhà. Trước khi ăn người đại diện xúc thịt ở tay phải và cầm rượu ở tay trái để mời ma nhà, ma giữ thành, tổ tiên và những người đã mất… sau đó mọi người mới được ăn.

9. Chuẩn bị của bố mẹ chú rể khi đón dâu về

- Chuẩn bị 1 con lợn

     - Chuẩn bị rượu đủ cho mọi người, cần chuẩn bị mâm cơm đầy đủ rồi chờ chú rể và cô dâu về. Khi về đến nhà cả 2 người đại diện lấy ô treo lên tường nhà sau khi giới thiệu xong thì người đại diện mới lấy ô treo trên tường xuống đặt bên cạnh mâm cơm cùng với giải nghĩa xong tặng ô cho bố mẹ.

Dân tộc Lào Sủng hiện nay chiếm 17% dân số nước Lào, sinh sống chủ yếu ở miền Bắc nước Lào. Nên những đám cưới có thể khác nhau về hình thức nhưng về nội dung đều phải tuân theo luật lệ chung đã có bao nhiêu đời nay.  Hiện nay nhiều tập tục cưới xin của người Lào Sủng cũng có sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng không vì thế mà mất đi những tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố truyền thống đó đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sức đặc trưng của dân tộc Lào Sủng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Theo nguồn Internet - https://lo.wikipedia.org/wiki



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.