foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



                                                                               

         Lào là đất nước có nền văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc. Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân Lào.  

Bức tranh đi lễ chùa ngày đầu năm là một bức tranh văn hóa rất đẹp và đậm đà bản sắc Lào, một đất nước mà đời sống tâm linh luôn được coi trọng. Đối với người Lào, họ quan niệm rằng: Chùa là nơi linh thiêng, là trường học cuộc đời, là điểm tổ chức lễ hội và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của họ khi sang thế giới bên kia. Vì thế, nhân dân Lào rất sùng bái đạo Phật, xem đạo Phật  là quốc đạo. Ngay cả Tết người Lào (còn được gọi là Bunpimay) có nghĩa là “Hội té nước” diễn ra từ ngày 13 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 hằng năm cũng chính là theo Phật lịch. Nghi lễ của họ cũng đậm chất Phật giáo.

 Mục đích người Lào đi chùa đầu năm không chỉ đơn thuần là cầu bình an, may mắn tốt lành cho gia đình, người thân và bạn bè của mình mà họ còn đến để tắm tượng Phật. Mỗi người dân đều có một xô nước thơm chuẩn bị sẵn từ những ngày trước, bên trong có các loại lá, loại hoa cỏ thơm và một cành lá để những tắm cho tượng. Để thực hiện nghi lễ đó có thể mua một xô nước thơm bày bán ngay tại lối vào chùa.

         Bước vào mỗi ngôi chùa ngày Tết, nghi lễ buộc chỉ tay không thể thiếu. Người Lào có trên tay nhiều sợi chỉ sắc mày thì càng nhiều phúc lộc trong năm mới. Sư thầy tại các chùa vừa buộc chỉ tay vừa lẩm bẩm đọc chú cầu bình an đến cho mọi người. Mọi người đến nơi đây, tùy vào tâm của mình mà công đức cho chùa.

         Đúng như tên gọi (tết té nước), dọc hai bên đường đi vào chùa, nam thanh nữ tú, trẻ già khách du lịch cũng chuẩn bị những xô nước, súng nước, vòi nước…Lễ hội  mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Bởi thế mọi người đều ướt mình khi vào chùa, nhưng chẳng ai tức giận nổi nóng mà đều cảm thấy hạnh phúc, luôn miệng chúc lời tốt đẹp đầu năm. 

 Người Lào đã giữ gìn nét đẹp lễ chùa đầu năm như thế nào? Sự thanh tịnh, sự thân thiện, tình yêu thương là những nét đẹpvăn hóa khi đi chùa của người dân Lào. Vào sáng sớm của năm mới, du khách sẽ thấy hàng dài người dân Lào xuất hiện trong những ngôi chùa. Họ ý thức xếp hàng thảnh thơi, chậm rãi bước vào làm lễ, chẳng có cảnh chen lấn, xô đẩy đặt tiền, đặt lễ như ở một số nơi. Trên tay của họ là những đài hoa được kết từ hoa vạn thọ lá chúa xếp thành và vài ba cây nến... dâng lên khấn Phật.  Khi vào chùa họ không được huyên náo, nói chuyện gây ồn ào. Với những người bán hàng tại các ngôi chùa nơi đây, sẽ không có chuyện mời chào du khách. Người dân nơi đây đây lên chùa thành tâm cầu bình an và khi trở lên trong sự tin tưởng và cầu phúc từ sư thầy. có thể nói, gười Lào đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh cũng như bỏ lại phía sau bao vất vả, lo toan trong cuộc mưu sinh thường nhật.

Lễ chùa đầu xuân đã trở thành thói quen, thành nét văn hóa tâm linh của tất cả người Lào. Những ngôi chùa chính là nơi gửi gắm tâm linh, mang trong mình bao nét văn hóa của xứ sở Triệu Voi. Có những điều giản dị những vô cùng thiêng liêng đến từ việc lễ chùa đầu năm. Vì  ý nghĩa cao cả này mà bất cứ ai cũng trân trọng phong tục cổ truyền của dân tộc và lấy việc lễ chùa làm khởi điểm để đón chào một năm mới đầy may mắn và tài lộc.

 



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.