Văn hóa là một trong những điều gắn liền với mỗi dân tộc cũng là của mỗi vòng đời có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người, được con người kế thừa và thực hiên từ xa xưa và phát triển theo từng thời kỳ cho đến hiện tại. Việc thực hiện các phong tục tập quán trong nếp sống của người dân Phuôn ở huyện Khoun phản ánh sâu sắc bản sắc văn hóa đặc trung của cộng đồng này.
Dưới đây là một số nét nổi bật:
Phong tục sinh con của người dân Phuôn mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống, kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian và ảnh hưởng của Phật giáo. Đây là một nghi lễ rất quan trọng và có nhiều bước phải thực hiện như: cắt rốn, ở cữ, hết cữ. Mỗi bước đều có nét đặc trưng riêng như cắt dây rốn: trước đây, thường sinh con thuận tự nhiên ở tại nhà có bà đỡ hoặc chồng cắt dây rốn.Theo phong tục tập quán một số người còn tin rằng phải lấy dây rốn treo vào ống tre và để trong nhà ba ngày, sau đó để bố của đứa trẻ lấy dây rốn đó chôn ở nơi có mối hoặc dưới cây mận để cầu may mắn cho đứa trẻ. Phụ nữ sau sinh thường được nghỉ ngơi tại nhà, tránh làm việc nặng và giữ ấm cơ thể, tránh ăn các thức ăn có tính nóng hoặc lạnh để bảo vệ cơ thể. Sau khi sinh gia đình thường tổ chức lễ cúng và buộc chỉ cổ tay để cầu mong may mắn, mạnh khỏe, bình ăn và mong sự bảo vệ của các thần linh.
Từ “ buột” trong ngôn ngữ Bali gọi là “cắt tóc đi tu” có nghĩa là cắt đứt liên lạc với gia đình. Việc tu thành chú tiểu từ độ tuổi 8-19 tuổi, còn muốn tu thành nhà sư thì người tu phải từ 20 tuổi trở lên. Việc tu này được hai việc:
+ Việc thứ nhất là được phước: phước ở việc tu này là sẽ giúp cho bố mẹ không bị đày xuống địa ngục và xem như là việc tu này được học viết, đọc thêm hiểu biết, có đạo lí rồi thì truyền đạt lại cho bố mẹ, anh em và người đi tu trở thành người có nhận thức, có hiểu biết có nghề để tự nuôi sống bản thân được .
+ Việc thứ hai đó là vì từ ngày xưa là không có trường học để con cháu đi học để tìm hiểu về kiến thức và dạy dỗ thành người tốt chỉ có ở trong chùa, chùa được xem như là trường học nội trú, người xưa thích xây dựng chùa để cho con cháu được đi học và giáo viên là sư trụ trì chùa đó, người xưa ưa chuộng cho con đi tu mà việc đi tu có 2 bậc đó là : tu thành chú tiểu và tu thành nhà sư. Dân tộc Phuôn cũng là một trong những dân tộc có phong tục đi tu và người dân Phuôn cũng có sự kính trọng nhà sư từ ngày xưa giống như các dân tộc khác, trước đây người dân Phuôn tin rằng việc được tu là việc học tìm kiếm kiến thức vì chùa là trường học , là nơi học hỏi kiến thức, người mà trải qua việc tu thì người đó là người hạnh phúc, là người có nhận thức, hiểu biết trong cuộc sống, có đạo lí. Đi tu của dân tộc Phuôn cũng có rất nhiều kiểu như: tu thành chú tiểu, tu thành nhà sư, tu khi có người thân mất….. Trong phạm vi bài viết này sẽ giới thiệu hai hình thức tu đó là tu thành chú tiểu và tu thành nhà sư. Cụ thể như sau:
Tu thành chú tiểu là dành cho con trai từ 9-10 tuổi trở lên cho đến 20 tuổi, việc tu thành chú tiểu cũng cần phải chọn ngày lành tháng tốt tránh các ngày xấu. Việc tu thành chú tiểu cần phải có người thân (là người già) chịu trách nhiệm về việc nhập tu, trước khi nhập tu người đại diện phải được sự cho phép của bố mẹ ruột của người sẽ đi tu, khi được sự đồng ý của bố mẹ rồi, người đại diện trong gia đình phải chuẩn bị một số đồ như:
Vào ngày xuống tóc đi tu, người đại diện trong họ sẽ đưa hoa, nến 1 cặp, hoa 10 bông, nến 5 cặp, 1 bạt ( khoảng 732 đồng), 1 tấm vải ( dùng để gói đồ để chuẩn bị đưa đi tu) đưa đến lạy nhà sư người trụ trì chùa để xin phép đi tu, khi nhà sư đồng ý rồi sẽ chọn thời gian để nhập tu ( vào buổi sáng hoặc buổi trưa). Sau đó người sẽ đi tu cũng đến chùa để nhà sư làm lễ xuống tóc, trước khi nhà sư cạo tóc người mẹ cần phải cắt 1 ít trước, nếu không còn mẹ thì chị sẽ thay mẹ để xin sự tha thứ từ mẹ, sau đó nhà sư mới cạo tóc và cạo lông mày.
Đến thời gian nhập tu người đại diện trong họ và người sẽ tu sẽ nâng 10 bông hoa, nến 5 cặp để xin lỗi sư cụ người làm nghi lễ cạo tóc, sau khi tạ lỗi xong, người đi tu sẽ ngồi xổm nâng áo cà sa ở cánh tay, chắp tay cầm 10 bông hoa, 5 cặp nến nâng lên ngang mặt rồi từ từ đi cúi lưng ( ngồi xổm rồi bước) đến gặp sư cụ để nhận sự răn dạy, trước khi nhận lời răn dạy từ sư cụ thì người nhập tu phải thay đồ của chú tiểu rồi mới nhận lời răn dạy của sư cụ. Đến đây được xem như là hoàn thành nghi lễ. Người trở thành chú tiểu phải nhớ 10 điểu răn của Phật và thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.
(còn nữa)
Hãy đến với Khoa Tiếng Việt, cùng khám phá những cơ hội học tập và mở ra những chân trời mới!
Khoa Tiếng Việt - trường Đại học Hà Tĩnh từ lâu đã được xem như cái nôi đào tạo, bồi dưỡng con đường học tập và phát triển của nhiều thế hệ học sinh Lào. Với sứ mệnh thiêng liêng "kết nối văn hóa và ngôn ngữ", các giáo viên khoa tiếng Việt đã và đang không ngừng lan tỏa giá trị của tiếng Việt - một ngôn ngữ giàu bản sắc và truyền thống.
Suốt thời gian qua, khoa Tiếng Việt đã xây dựng một nền tảng giáo dục vững chắc thông qua những chương trình giảng dạy chất lượng, đội ngũ giảng viên đầy nhiệt huyết và các hoạt động giao lưu văn hóa phong phú. Các thế hệ học sinh Lào không chỉ được học ngôn ngữ mà còn tiếp cận với tâm hồn, lịch sử, và con người Việt Nam, tạo nên sự kết nối sâu sắc giữa hai dân tộc Lào Việt. Các em học sinh Lào khi vào học ở đây, đều được trang bị những kiến thức, kĩ năng nền tảng vững chắc về ngôn ngữ. Những kiến thức , kĩ năng này không chỉ giúp các em sử dụng tiếng Việt thành thạo trong học tập, công việc mà còn tự tin hòa mình vào cộng đồng quốc tế. Những bài học không chỉ là câu chữ mà còn là sự trân trọng, hiểu biết và yêu thương giữa hai nền văn hóa.
Hãy cùng tự hào và lan tỏa về cái nôi đào tạo tiếng Việt này - nơi từng bước khẳng định vị thế là chiếc cầu nối quan trọng càng làm cho tình hữu nghị Việt Lào càng mãi xanh tươi. Hành trình đầy cảm hứng này sẽ tiếp tục được viết nên bởi những trái tim đầy nhiệt huyết, những câu chuyện đẹp về sự gắn kết và phát triển.
Khoa Tiếng Việt được đổi tên từ ngày 01/01/2017 theo Quyết định số 2313/QĐ-TĐHHT của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh. Tiền thân là Khoa SP Xã hội - Nhân văn được thành lập tháng 6 năm 2007.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy các học phần về Ngôn ngữ và văn hóa cho các ngành học và bộ môn Ngữ văn tại Trường TH, THCS,THPT, ĐHHT, thì một nhiệm vụ trọng tâm của Khoa Tiếng Việt là đào tạo Tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào. Đó vừa là nhiệm vụ chuyên môn vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh bạn nói riêng cũng như hai nước Việt – Lào nói chung đã và đang quan tâm đặc biệt. Khoa Tiếng Việt – điểm đến đào tạo Tiếng Việt của LHS Lào đã có một bề dày truyền thống với đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết đã khẳng định vai trò, chất lượng của mình trong suốt gần 20 năm qua. Với chương trình học tập khoa học, chất lượng, phù hợp được biên soạn bởi các nhà nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt hàng đầu kết hợp với bộ giáo trình của các giảng viên giảng dạy tại Khoa đảm bảo thời lượng học tập trong suốt 10 tháng. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa tham quan các di tích lịch sử - văn hóa , các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh cũng như các hoạt động Câu lạc bộ Tiếng Việt, giao lưu, đối thoại với học sinh, sinh viên Việt Nam và nhiều hoạt động khác nữa, LHS Lào đã từng bước làm quen và rèn luyện kỹ năng tiếng Việt của mình. Chương trình học không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và thực hành tiếng Việt, những kiến thức về Việt Nam học như: lịch sử, văn hóa, văn học, kinh tế, chính trị, ... liên quan đến cuộc sống và văn hóa Việt Nam mà đây còn là chương trình dự bị đại học, giúp người học có kiến thức về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Sau khi kết thúc khóa học, người học có thể giao tiếp tốt trong môi trường tiếng Việt, nghe được các giờ giảng chuyên ngành bằng tiếng Việt trên lớp học hay nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam.
Hàng năm, Khoa Tiếng Việt đều có sự cập nhật, sửa đổi chương trình dạy học nhằm đảm bảo và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo khung năng lực đánh giá chất lượng 6 Bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Các phương pháp dạy học mới cũng được áp dụng, thay đổi thường xuyên để tạo hứng thú và kích thích sự say mê ở người học. Giảng viên khoa Tiếng Việt không chỉ giảng dạy trên lớp mà còn quan tâm sát sao đến cuộc sống hàng ngày của các em. Khoa luôn phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường và các phòng ban để kịp thời có những động viên về vật chất và tinh thần đối với LHS Lào đang theo học Tiếng Việt tại khoa, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau trong quá trình học tập. Có thể thấy, Khoa luôn nỗ lực không ngừng để đảm bảo chất lượng dạy học cũng như chất lượng cuộc sống của LHS những ngày xa quê hương.
Trong suốt gần 20 năm giảng dạy Tiếng Việt, khoa đã nhiều lần được lãnh đạo Tỉnh Hà Tĩnh, Trường Đại học Hà Tĩnh và lãnh đạo các tỉnh nước bạn như Tỉnh Bolykhamxay, Tỉnh Khăm Muộn,… tặng bằng khen. Nhưng món quà lớn nhất, khẳng định chất lượng đào tạo tiếng Việt của Khoa, đó chính là kết quả học tập của các em LHS Lào. Phần lớn các em đã hoàn thành chương trình học tiếng Tiếng Việt tại Khoa đều đủ năng lực tham gia đào tạo bậc Đại học trong cả nước và sau khi ra trường đều có việc làm tốt, một số LHS còn giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo các Tỉnh, địa phương của nước bạn Lào.
Khoa Tiếng Việt đã và luôn luôn dang rộng vòng tay chào đón các em LHS Lào đến học tập tại Khoa để các em có những trải nghiệm tuyệt vời nhất của những tháng ngày thanh xuân tươi đẹp dưới mái trường Đại học Hà Tĩnh thân yêu và viết tiếp những câu ca mới vào bài ca hữu nghị Việt - Lào.
Việt Nam và Lào tuy hai quốc gia có nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều là những nước nằm trong khu vực Đông Nam Á có chung biên giới. Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam - Lào đặt trong sự so sánh, đối chiếu giúp chúng tôi tìm ra những điểm giống và khác biệt giữa hai ngôn ngữ để định hướng, tìm ra phương pháp dạy phù hợp cho lưu học sinh Lào đang học tiếng Việt.
Về nguồn gốc ngôn ngữ Việt - Lào, mặc dù từ trước đến nay nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc của hai ngôn ngữ này nhưng ở khía cạnh tách biệt, chưa có một ai đặt chúng trong mối quan hệ so sánh đối chiếu. Từ những thành tựu nghiên cứu của người đi trước chúng tôi nhận thấy quan điểm nguồn gốc tiếng Lào có sự thống nhất. Tiếng Lào là ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Tây Nam, nhóm Tày - Thái, họ ngôn ngữ Thái, là ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ giao tiếp giữa các tộc người của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tiếng Lào còn được phân bố ở đông bắc Thái Lan. Tiếng Lào phân thành hàng chục phương ngữ và thổ ngữ, giữa chúng khác nhau không lớn về ngữ âm và một phần về từ vựng. Ở Lào có ba nhóm phương ngữ chính: nhóm Bắc, nhóm Trung và nhóm Nam. Phương ngữ Viêng Chăn là cơ sở hình thành ngôn ngữ văn học Lào.
Tuy nhiên, so với tiếng Lào, nguồn gốc tiếng Việt có nhiều ý kiến khác nhau hơn nhưng tựu trung lại có ba ý kiến được nhiều người quan tâm.
Ý kiến thứ nhất xếp tiếng Việt cùng nguồn gốc với các ngôn ngữ Đông Nam Á -Tiếng Việt thuộc họ Nam Đảo. Với cách hiểu đó có nghĩa là các ngôn ngữ Môn- Khmer, ngôn ngữ Nam Đảo, ngôn ngữ Thái là cùng một họ. Theo ý kiến này suy ra tiếng Lào và tiếng Việt có chung nguồn gốc. Nhưng thực tế vùng Đông Nam Á là vùng địa lí rộng lớn, ở đó không chỉ có một họ ngôn ngữ mà có nhiều họ ngôn ngữ khác nhau, đây là địa bàn ngôn ngữ khá đa dạng.
Ý kiến thứ hai xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Thái. Những học giả xếp tiếng Việt vào họ Thái như K. Himly, H. Maspero đã đưa ra các lập luận khá chặt chẽ, tỉ mỉ về sự tương đồng về vốn từ, hiện tượng ngữ pháp và ngữ âm của tiếng Việt với các ngôn ngữ thuộc họ Thái. Xét về từ vựng, lớp từ cơ bản trong tiếng Việt có sự tương ứng với các ngôn ngữ thuộc họ Thái. Bên cạnh đó bằng những dẫn chứng cụ thể, H. Maspero đã phân tích cấu tạo từ và cho rằng việc dùng các tiền tố ở tiếng Việt tiêu biểu rõ rệt ở họ Thái. Đối với ông, xét ở phương diện ngữ pháp, tiếng Việt nghiêng hẳn về phía họ ngôn ngữ Thái. Ngoài ra, để khẳng định điều ông còn đưa ra bằng chứng về sự xuất hiện thanh điệu của tiếng Việt với các ngôn ngữ họ Thái. Nếu theo ý kiến này, tiếng Lào và tiếng Việt cũng có chung nguồn gốc ngôn ngữ (họ Thái). Chúng tôi đưa ra những ý kiến đó để thấy rằng dù là hai ngôn ngữ khác nhau nhưng tiếng Lào và tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng khiến cho nhiều học giả đã kết luận chúng là những ngôn ngữ có cùng nguồn gốc. Sau một thời gian dài chấp nhận kết luận của H. Maspero, vào năm 1953 nhà bác học A.G. Haudricourt đã phản bác ý kiến trên và khẳng định tiếng Việt thuộc họ Nam Á, nhánh Môn – Khmer, chi Việt Mường. Ông đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục, hợp lí, chính xác khách quan. Một số từ tiếng Việt giống tiếng Lào và tiếng Siam thuộc họ ngôn ngữ Thái được ông chứng minh do sự tiếp xúc vay mượn về ngôn ngữ. Như vậy, từ rất xưa người Việt và người Lào cũng đã có sự tiếp xúc về ngôn ngữ. Bên cạnh vấn đề từ vựng thì thanh điệu cũng được A. G. Haudricouurt làm rõ. Mặc dù, thanh điệu trong tiếng Việt giống các ngôn ngữ thuộc họ Thái nhưng không thể ngăn cản tiếng Việt có nguồn gốc từ Môn – Khmer. Từ cách giải thích logic, khoa học của A.G. Haudricouurt chứng tỏ hệ thống thanh điệu xuất hiện trong tiếng Việt hiện đại chứ không phải có mặt ngay từ thời tiền ngôn ngữ.
Việc giải thích thuyết phục nguồn gốc thanh điệu là một trong số căn cứ khẳng định tiếng Việt không có nguồn gốc từ họ ngôn ngữ Thái mà có nguồn gốc từ Môn Khme . Điều đó chứng tỏ tiếng Việt và tiếng Lào không có mối quan hệ họ hàng thân thuộc. Sự giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Lào là nghiêng về khả năng vay mượn và tiếp xúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Ngọc Chừ, (2002) Tạp chí Ngôn ngữ số 5 “Dạy tiếng Việt với tư cách một ngoại ngữ”.
2. Phạm Đức Dương (1998), Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia.
Mới ngày nào bỡ ngỡ
Bước chân lên giảng đường
Em tập làm cô giáo
Với phấn trắng, bảng đen
***
Những buổi dạy đầu tiên
Sao mà run đến thế !
Trang giáo án mở ra
Lòng bâng khuâng đến lạ
***
Mùa xuân rồi mùa hạ
Cứ nối tiếp qua mau
Ngày nào cũng gặp nhau
Mái trường thành tri kỷ
***
Bên mái trường yêu dấu
Em - 10 năm tuổi nghề
Sớm chiều trên bục giảng
Lòng dạt dào say mê
***
Đường rộn ràng chân bước
Náo nức những tiếng cười
Giảng đường ngày em đến
Sân trường vàng nắng tươi!