foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



01HoiThao

Sáng ngày 20/2/2016, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh đã phối hợp với Khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Vinh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Xuân Diệu - Tác gia và di sản văn học” nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Xuân Diệu (2/2/1916 – 2/2/2016) tại Hà Tĩnh.

Tham gia Hội thảo có nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học; các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn học, nhà văn, nhà thơ.

Về phía Trường Đại học Vinh có TS. Ngô Đình Phương, Phó Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Hoài Nguyên, Trưởng khoa cùng các giảng viên và sinh viên khoa SP Ngữ văn.

Về phía tỉnh Hà Tĩnh có đồng chí Đặng Quốc Khánh – Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh; đồng chí Đặng Quốc Vinh - UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo; nhà văn Phan Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật; nhà văn Đức Ban, Chi hội trưởng Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Tĩnh; lãnh đạo Sở Giáo dục, Sở Thông tin truyền thông; lãnh đạo, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Văn hóa Du lịch và Thể thao Nguyễn Du.

Về phía huyện Can Lộc có TS. Võ Hồng Hải, Bí thư Huyện ủy và các đồng chí đại diện UBND, UBMTTQ; đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí cùng tới dự và đưa tin.

Hội thảo không chỉ nhằm mục đích tri ân, tôn vinh những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu cho nền văn học nước nhà mà còn nhìn nhận lại quá trình nghiên cứu và tiếp tục tìm hiểu, khai thác di sản ông đã để lại (khoảng 50 đầu sách gồm nhiều thể loại như thơ, bút kí, truyện ngắn, tiểu luận, phê bình văn học...).

Báo cáo đề dẫn “100 năm Xuân Diệu và tầm vóc, sức sống một tác gia, một di sản văn học” của TS. Biện Minh Điền, khoa Ngữ Văn Trường Đại học Vinh đã  khẳng định Xuân Diệu 100 năm và mãi mãi về sau. Tham gia Hội thảo có 43 tham luận của nhiều nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà thơ với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau nhưng cùng hướng tới một cảm nhận chung: Xuân Diệu có tiếng nói chung về tình yêu cho loài người và có đủ sức vóc, khả năng cùng chúng ta đồng hành về tương lai. Với khối di sản văn chương đồ sộ và  tầm vóc, sức sống của nó, Xuân Diệu đã dệt nên niềm tự hào “Quê mình, quê Thơ” cho quê hương và đất nước. 



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.