foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Học tập là một kế hoạch xuyên suốt và yêu cầu quá trình thực hiện phải nghiêm túc và bài bản. Chính vì vậy lên kế hoạch là một trong những kỹ năng cần thiết để có thể học tập hiệu quả nhất. Khi xây dựng kế hoạch học tập giúp cho học sinh làm chủ việc học tập của mình, có cái nhìn bao quát về môn mình học với những mục tiêu cụ thể và định hình những phương pháp học tập phù hợp. Học sinh có thể quản lý thời gian hiệu quả. Khi nói đến sự thành công trong quá trình học tập của học sinh, điều quan trọng là họ biết sử dụng thời gian hiệu quả và tuân thủ một cách nghiêm túc về thời gian biểu học tập.

Khi làm bất kỳ việc gì cũng cần phải có kế hoạch mới đạt được mong muốn. Kế hoạch là gì? “Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống những công việc dự định sẽ làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành” (Từ điển Tiếng Việt).Là học sinh nhất thiết phải lập kế hoạch trong công việc học tập nói chung, kế hoạch học tập từng môn cụ thể nói riêng của mình thì mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Bác Hồ đã từng nói: “Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết tâm làm thì mới thành công.” Như vậy, Bác đã rất quan tâm đến việc cần phải có một kế hoạch trước khi làm một việc gì đó. Nếu không vạch ra được kế hoạch, phương án thì khi bước vào hoạt động ta cũng chỉ “giống như những con kiến tha mồi, không biết chế biến, không hiểu gì cả.”

Một kế hoạch học tập cung cấp cho bạn thời gian để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Chính vì thế, khi có một nhân tố bất ngờ xuất hiện làm cản trở quá trình học tập cũng không thể làm khó được bạn bởi bạn đã dự trù được khoảng thời gian có thể bị ảnh hưởng trong quá trình học tập của mình. Với một kế hoạch học tập, học sinh có thể dễ dàng tiếp thu từng phần tài liệu học tập của mình khi có nhiều thời gian. Việc xây dựng kế hoạch học tập giúp học sinh có nhiều khả năng thành công hơn: có thể vận dụng những kỹ năng lập kế hoạch khác nhau trong suốt quá trình học tập như: kỹ năng ghi chép, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tập trung để học tập hiệu quả. Đây chính là những kỹ năng và nền tảng cần thiết để HScó thể tự tin thể hiện mình ở những công việc mới trong tương lai. Chẳng hạn: Khi lập kế hoạch chuẩn bị học tập bài “ Thơ Đường luật”, thì phải yêu cầu: tìm hiểu đặc điểm thơ Đường luật, tìm hiểu tác giả Đỗ Phủ, Hồ Xuân Hương, bài thơ Cảm xúc mùa thu, bài thơ Tự tình…

Một giờ học nói chung và học văn nói riêng bao gồm rất nhiều hoạt động. Vậy làm thế nào để giúp HS xây dựng được ý thức tự học? Đây chính là một trong những yêu cầu của GV khi muốn đổi mới phương pháp dạy học. Để đáp ứng yêu cầu này, thao tác đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch, phương án cụ thể tối ưu nhằm giúp cho giờ học đạt chất lượng, đó chính là kế hoạch đọc văn ở từng cá nhân học sinh khi học đọc - hiểu văn bản. Cụ thể, là xây dựng kế hoạch đọc văn ở nhà, đọc văn ngoài giờ lên lớp. Nếu học sinh đã có một kế hoạch tốt nghĩa là đã giành được 50% thắng lợi, sẽ vững vàng tự tin hơn khi lĩnh hội tri thức, hình thành khái niệm, tự học được tri thức mới thông qua giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học.

Trên cơ sở đọc văn ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ chú ý nghe giảng và biết cách đối chiếu với những vấn đề mà mình chuẩn bị, biết nhận ra những điều mới mẻ mà thầy cô cung cấp qua bài giảng. Từ đó, học sinh có cơ sở để trình bày thắc mắc, nêu lên những điều mà bản thân boăn khoăn cần được giáo viên giải đáp khi đọc - hiểu văn bản hay đọc các sách tham khảo, cách trình bày các vấn đề trong văn bản.

                  Tài liệu tham khảo

  1. Chương trình GDPT 2018-Bộ GDĐT ban hành ngày 26-12-2018 (theo thông tư số 32/2018/TTBGDĐT.
  2. Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ Cánh Diều),NXBĐH Huế, 2022
  3. Nhiều tác giả, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK Ngữ văn 10 - Cánh diều; NXB Đại học Huế, 2022.
  4. Đỗ Ngọc Thống Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011.
  5. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường Quá trình dạy - tự học, Nxb Giáo dục, 1997.



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.