Những năm 20 của thế kỷ XX là thời gian Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ quan điểm liên minh quốc tế các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới. Từ "Hội liên hiệp thuộc địa" và xuất bản tờ "Người cùng khổ" (Le Paria) đến hàng loạt bài nói, bài viết về chủ đề này tại rất nhiều diễn đàn mà Người có điều kiện tham dự đã nói lên điều đó. Toàn bộ những nhận thức và hoạt động của Hồ Chí Minh từ những năm 20 của thế kỷ trước đã làm nên một Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn của tình đoàn kết quốc tế, trong sáng, trung thực và rộng rãi.
Độc lập dân tộc là điểm xuất phát và cũng chính là mục tiêu chủ yếu trong mọi hoạt động quốc tế của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản trên thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự cần thiết phải giành được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam và khả năng đóng góp của cách mạng Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân loại. Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưagiai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay.
Trong nội dung cuối cùng của Sách lược vắn tắt năm 1930, Đảng ta đã khẳng định: "Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu Nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp" .
Với đường lối liên minh quốc tế đúng đắn, Đảng ta từ khi ra đời đã vượt lên tất cả các đảng phái khác về tầm nhận thức rộng lớn, cũng như khả năng động viên được trong thực tiễn lực lượng của đông đảo anh em, bầu bạn thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy sức mạnh quốc tế là ở phong trào đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân thế giới. Vì thế, Người đã chủ trương nối liền mối liên kết giữa nhân dân Đông Dương thuộc địa với người lao động và giới tiến bộ của nước Pháp. Đường lối ấy sau này trở thành một nét đặc biệt của cách mạng Việt Nam: không chỉ đoàn kết với nhân dân Đông Dương chống kẻ thù chung mà còn đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, đoàn kết với nhân dân Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam. Sự đồng tình và và ủng hộ của nhân dân Pháp, Mỹ và nhân dân thế giới xuất phát từ tính chất chính nghĩa của C¸ch m¹ng Việt Nam, từ đường lối liên minh quốc tế đúng đắn của Đảng ta và Hồ Chí Minh. Điều đó đã tạo nên một nhân tố dẫn đến thắng lợi của Cách mạngViệt Nam.
Tháng 7 năm 1935, trước nguy cơ đe dọa nghiêm trọng của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Quốc tế cộng sản đã họp Đại hội lần thứ VII và đề ra chủ trương quan trọng là thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc của giai cấp công nhân và Mặt trận thống nhất nhân dân ở các nước nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân chống lại các thế lực đế quốc phản động, hiếu chiến nhất. Tháng 9 - 1939, chiến tranh thế giới bùng nổ, từ đó tình hình quốc tế và trong khu vực thay đổi nhanh chóng. Đây cũng là thời kỳ Đảng ta phải vươn lên, tự lực mạnh mẽ, sáng tạo, táo bạo và không được phép sai lầm để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi tới thắng lợi cuối cùng.
Trong quá trình đó, những khó khăn lại càng tăng thêm (việc liên lạc với QTCS trở nên rất khó khăn, đến năm 1943 thì QTCS tự giải tán) khi việc tham khảo, học tập kinh nghiệm thực tiễn của việc lập Mặt trận dân tộc thống nhất ở các nước láng giềng và trong khu vực có thể nói là rất ít ỏi, hạn chế.
Lúc này, chỉ có một nơi duy nhất có thể cung cấp cho Đảng những kinh nghiệm thực tiễn (do có cả những điều kiện thông tin và qua lại tiếp xúc) đó là Trung Quốc vớiMặt trận kháng Nhật – một liên hiệp quốc gia Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng Trung Hoa hình thành năm 1937. Tuy nhiên, hoàn cảnh và những điều kiện cụ thể của tình hình Trung Quốc và Mặt trận ở đó có nhiều khác biệt không nhỏ đối với nước ta. Điều này đòi hỏi Đảng ta cần có những quan điểm độc lập, sáng tạo khi tiếp thu kinh nghiệm của Trung Quốc.
Như vậy, quan điểm về liên minh với các lực lượng quốc tế mà Đảng ta nêu ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên thực chất là luận điểm có tính chất chiến lược cho cả một thời kỳ cách mạng lâu dài, bởi vì trên thực tế việc vận dụng nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Tháng 5 - 1941, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Hội nghị T.W lần thứ tám của Đảng đã quyết định thành lập một tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất mới - Mặt trận Việt Minh. Như một lôgic tất yếu từ tư tưởng cơ bản đại đoàn kết toàn dân tộc, chương trình của Mặt trận Việt Minh chủ trương đoàn kết quốc tế.
“Việt Minh sẵn sàng bắt tay các dân tộc bị áp bức châu Á, nhất là các dân tộc Tàu, Triều Tiên, Miến Điện, Ấn Độ, đặng cùng các dân tộc ấy thành lập mặt trận liên minh chống đế quốc phát xít.” Việt Minh cũng không quên kêu gọi quần chúng cần lao Nhật Bản và những người Pháp dân chủ hãy cùng dân tộc Việt Nam thống nhất hành động đánh đổ kẻ thù chung là phát xít Nhật và bọn Pháp gian.
Thời kỳ từ năm 1941 đến năm 1945 là những năm Đảng đề ra nhiều chủ trương, sách lược về công tác đối ngoại. Bản thân lãnh tụ Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh đã có nhiều cố gắng lớn thiết lập các mối quan hệ quốc tế nhằm tạo nên những điều kiện thuận lợi mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Có thể nói rằng, lịch sử phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng, giai cấp công nhân Việt Nam đã gắn liền cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân và phong trào chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc trên toàn thế giới nên Cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn. Đó là kết quả của chiến lược đoàn kết, liên minh quốc tế đúng đắn của Đảng ta .