foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Việt Nam và Lào tuy hai quốc gia có nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều là những nước nằm trong khu vực Đông Nam Á có chung biên giới. Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam - Lào đặt trong sự so sánh, đối chiếu giúp chúng tôi tìm ra những điểm giống và khác biệt giữa hai ngôn ngữ để định hướng, tìm ra phương pháp dạy phù hợp cho lưu học sinh Lào đang học tiếng Việt. 

            Về nguồn gốc ngôn ngữ Việt - Lào, mặc dù từ trước đến nay nhiều  nhà nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc của hai ngôn ngữ này nhưng ở khía cạnh tách biệt, chưa có một ai đặt chúng trong mối quan hệ so sánh đối chiếu. Từ những thành tựu nghiên cứu của người đi trước chúng tôi nhận thấy quan điểm nguồn gốc tiếng Lào có sự thống nhất. Tiếng Lào là ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Tây Nam, nhóm Tày - Thái, họ ngôn ngữ Thái, là ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ giao tiếp giữa các tộc người của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tiếng Lào còn được phân bố ở đông bắc Thái Lan. Tiếng Lào phân thành hàng chục phương ngữ và thổ ngữ, giữa chúng khác nhau không lớn về ngữ âm và một phần về từ vựng. Ở Lào có ba nhóm phương ngữ chính: nhóm Bắc, nhóm Trung và nhóm Nam. Phương ngữ Viêng Chăn là cơ sở hình thành ngôn ngữ văn học Lào. 

Tuy nhiên, so với tiếng Lào, nguồn gốc tiếng Việt có nhiều ý kiến khác nhau  hơn nhưng tựu trung lại có ba ý kiến được nhiều người quan tâm.

 Ý kiến thứ nhất xếp tiếng Việt cùng nguồn gốc với các ngôn ngữ Đông Nam Á -Tiếng Việt thuộc họ Nam Đảo. Với cách hiểu đó có nghĩa là các ngôn ngữ Môn- Khmer, ngôn ngữ Nam Đảo, ngôn ngữ Thái là cùng một họ. Theo ý kiến này suy ra tiếng Lào và tiếng Việt có chung nguồn gốc. Nhưng thực tế vùng Đông Nam Á là vùng địa lí rộng lớn, ở đó không chỉ có một họ ngôn ngữ mà có nhiều họ ngôn ngữ khác nhau, đây là địa bàn ngôn ngữ khá đa dạng. 

Ý kiến thứ hai xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Thái. Những học giả xếp tiếng Việt vào họ Thái như K. Himly, H. Maspero  đã  đưa ra các lập luận khá chặt chẽ, tỉ mỉ về sự tương đồng về vốn từ, hiện tượng ngữ pháp và ngữ âm của tiếng Việt với các ngôn ngữ thuộc họ Thái. Xét về từ vựng, lớp từ cơ bản trong tiếng Việt có sự tương ứng với các ngôn ngữ thuộc họ Thái.  Bên cạnh đó bằng những dẫn chứng cụ thể, H. Maspero  đã phân tích cấu tạo từ  và cho rằng việc dùng các tiền tố ở tiếng Việt tiêu biểu  rõ rệt ở họ Thái. Đối với ông, xét ở phương diện ngữ pháp, tiếng Việt nghiêng hẳn về phía  họ ngôn ngữ Thái. Ngoài ra, để khẳng định điều ông còn  đưa ra bằng chứng về sự xuất hiện thanh điệu của tiếng Việt với các ngôn ngữ họ Thái. Nếu theo ý kiến này, tiếng Lào và tiếng Việt cũng có chung nguồn gốc ngôn ngữ (họ Thái).         Chúng tôi đưa ra những ý kiến đó để thấy rằng dù là hai ngôn ngữ khác nhau nhưng tiếng Lào và tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng khiến cho  nhiều  học giả đã kết luận chúng là những ngôn ngữ có cùng nguồn gốc. Sau một thời gian dài chấp nhận kết luận của H. Maspero, vào năm 1953 nhà bác học A.G. Haudricourt đã phản bác ý kiến trên và khẳng định tiếng Việt thuộc họ Nam Á, nhánh Môn – Khmer, chi Việt Mường. Ông đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục, hợp lí, chính xác khách quan. Một số từ tiếng Việt giống tiếng Lào và tiếng Siam thuộc họ ngôn ngữ Thái được ông chứng minh do sự tiếp xúc vay mượn về ngôn ngữ. Như vậy, từ rất xưa người Việt và người Lào cũng đã có sự tiếp xúc về ngôn ngữ.  Bên cạnh vấn đề từ vựng  thì  thanh điệu cũng được A. G. Haudricouurt  làm rõ. Mặc dù, thanh điệu trong tiếng Việt giống các ngôn ngữ thuộc họ Thái nhưng không thể ngăn cản tiếng Việt có nguồn gốc từ Môn – Khmer. Từ cách giải thích logic, khoa học của A.G. Haudricouurt chứng tỏ hệ thống thanh điệu xuất hiện trong tiếng Việt hiện đại chứ không phải có mặt ngay từ thời tiền ngôn ngữ.

Việc giải thích thuyết phục nguồn gốc thanh điệu là một trong số căn cứ khẳng định tiếng Việt không có nguồn gốc từ họ ngôn ngữ Thái mà có nguồn gốc từ Môn Khme . Điều đó chứng tỏ tiếng Việt và tiếng Lào không có mối quan hệ họ hàng thân thuộc. Sự giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Lào là nghiêng về khả năng vay mượn và tiếp xúc.

                                                            TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Mai Ngọc Chừ, (2002) Tạp chí Ngôn ngữ số 5 Dạy tiếng Việt với tư cách một ngoại ngữ”.

   2. Phạm Đức Dương (1998), Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia.

 



Copyright © 2025 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.