foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt
foto1
Khoa Tiếng Việt

+(084)0393.885.133
khoatiengviet@htu.edu.vn
Liên hệ



Vốn có cùng một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, nhưng do Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Hán (Trung Quốc), còn Lào ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ nên Tết Nguyên Đán của người Việt và Tết Bun Pi Mày của người Lào có một số nét văn hóa rất khác nhau. Qua tìm hiểu một số tài liệu và tham khảo từ những bài viết của sinh viên Lào trong qúa trình giảng dạy, chúng tôi đã khái quát được một số điểm khác biệt như sau:

          Trước hết là về thời điểm của Tết. Nếu như Tết Việt diễn ra và đầu năm Âm lịch của lịch Việt Nam. Nếu so sánh với Dương lịch thì Tết thường rơi vào thời điểm tháng 2 Dương lịch. Còn Bun Pi Mày (Tết năm mới) hoặc Bun Hót Nặm (Tết té nước) của người Lào diễn ra muộn hơn, đó là vào các ngày 13, 14, 15 tháng tư Dương lịch hàng năm, vào thời điểm mùa khô chuẩn bị chuyển sang mùa mưa, một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới sắp bắt đầu.

          Thứ hai là về mục đích chính của Tết. Mục đích chính mà người Việt tổ chức Tết là nhằm thực hành các hoạt động cụ thể về “thờ phụng tổ tiên”. Đây là dịp quan trọng nhất trong một năm để từng gia đình “báo cáo” với tổ tiên kết quả về phúc, lộc đạt được trong năm và thỉnh cầu tổ tiên phụ hộ độ trì cho năm mới thịnh vượng hơn... Tết của người Lào lại có một số mục đích khác. Mặc dù vào dịp Tết, thông qua các nghi lễ Phật giáo ở Chùa, người Lào mong muốn dâng tiến thức ăn, lễ vật và các loại của cải khác... tới ông bà, tổ tiên (những người đã chết), nhưng Tết Lào lại nghiêng về việc thực hành nghi lễ nông nghiệp hơn là việc thờ phụng tổ tiên. Bởi thế mà hoạt động chính vào Tết Bun Pi Mày là “té nước”. Theo cách hiểu của dân gian, té nước có một mục đích là để tẩy rửa những điều xui xẻo gặp phải trong năm cũ, giống như “giải xui” của người Việt. Người dân té nước cho nhau với mong muốn người được té nước năm tới sẽ có những điều mát mẻ, tốt lành. Nhưng mục đích chính của té nước là mong muốn tống tiễn mùa khô, cầu mong mùa mưa trở lại để cho người dân một mùa vụ gieo trồng mới. Quả vậy, sau tết Bun Pi Mày, mùa khô sẽ chấm dứt chuyển dần sang mùa mưa và một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới lại được bắt đầu...

          Thứ ba là cách thức tổ chức các hoạt động chính trong dịp Tết. Với mục đích “thờ phụng tổ tiên”, trong dịp tết, người Việt dành những món ăn ngon và truyền thống (như bánh chưng) để dâng cúng tổ tiên. Tết là dịp để các thành viên trong cùng gia đình hướng về tổ tiên chung, người thân quan tâm thăm hỏi lẫn nhau... Nói chung, Tết của người Việt diễn ra trong khuôn khổ của gia đình, đấy là dịp để củng cố các mối quan hệ của gia đình... Tết Lào thì lại khác, nghi lễ kết thúc năm cũ mở đầu năm mới lại diễn ra ở chùa và sau khi nghi lễ ấy hoạt động té nước bắt đầu. Không gian để hoạt động của Tết Lào không phải là không gian gia đình như người Việt mà là không gian của cộng đồng, nói chung là không gian ngoài gia đình.

          Sự khau  giữa Tết Nguyên Đán của người Việt và Tết Bun Pi Mày của người Lào không những phản ảnh bản sắc văn hóa mà còn thể hiện sự phong phú, đa dạng về phong tục, tập quán, lễ tết của mỗi nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Duy Thiệu (Chủ biên), Di cư và chuyển đổi lối sống trường hợp cộng đồng người Việt ở Lào, NXB Thế giới, 2008

2. PGS.Lê Trung Vũ, Lễ hội Việt Nam,NXB Văn hóa Thông tin, 2014



Copyright © 2024 Copyright Khoa Tiếng Việt - Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.